Hương trầm, nét đẹp trong văn hóa xưa
Nhắc đến Phật giáo, nơi mà con người có thể quên đi những phiền muộn, lo lắng trong cuộc sống hàng ngày. Đến với Phật giáo con người có thể đến một cuộc hành trình nội tâm, con đường trờ về với tự thân tu tập, tự thân chứng ngộ, thành tựu Niết bàn.
Trong cuộc hành trình nội tâm đó, một nén nhang trầm giúp con người cảm nhận được Phật pháp nhiệm mầu. Khi được đốt lên mùi hương cùa trầm sẽ làm tinh thần chúng ta dịu mát, lắng đọng. Mọi phiền muộn lo lắng,… rồi sẽ qua đi qua đi theo làn khói hương nhẹ nhàng, thanh thoát, kiến cho “Tâm tĩnh trí minh”.
Hương trầm thường dược dùng trong nhà Phật như một phương tiện để dâng hương thơm tinh khiết lên Đức Phật. Nén hương trầm trên bàn thờ Phật giúp lòng người cảm thấy nhẹ nhàng, bày tỏ lòng thành kính đối với gia tiên và chư Phật.
Trầm hương là báu vật của trời đất ban tặng cho con người, chứa đựng nguồn năng lượng linh thiêng phi thường, tạo ra sức lực dồi dào, hóa giải hung khí, thường được đeo bên người làm bùa hộ mệnh, cất trong nhà làm gia bảo.
Công dụng kỳ diệu của Trầm hương là kích thích sự luân chuyển của khí và máu, điều hòa nhịp tim, bổ thận khí, tạo giấc ngủ sâu, phòng và chữa trị bệnh tai biển mạch máu não, đau bụng, hen suyễn và một số bệnh khác. Mùi hương trầm luôn khiến cho tâm hồn của con người thư thái lắng dịu, cảm thấy ấm áp như được che chở và hướng tới những điều thánh thiện. Bởi lẽ, Trầm hương có tác dụng giải độc kỳ lạ, khiến cho tà khí tránh xa, dương khí lan tỏa, tạo ra sức sống dồi dào, đem lại điều may mắn.
Tham khảo:
- Sự thật về cách tạo trầm hương từ cây dó bầu
- Cảnh giới Trầm hương - cảnh giới tiên thiên
- Tại sao thưởng trà nên có hương trầm?
- Nghệ nhân ẩm thực Nguyễn Dzoãn Cẩm Vân và mùi hương ký ức
- Trầm Tuệ và ước mơ khôi phục vị thế số 1 của Trầm hương Việt trên bản đồ thế giới