Giỏ hàng

Cúng 49 ngày: sau khi người thân mất, gia quyến nên làm gì?

Trong Kinh Địa tạng có viết: “Người chết sau 49 ngày, gọi là chung thất, thì vong linh của người mất, tùy nghiệp mà thọ sinh chiêu cảm quả báo. Nếu hiện đời tạo nhiều điều lành, thì sẽ thọ sinh về cảnh giới an lành. Ngược lại, thì thọ sinh vào cảnh khổ. Tùy chỗ tạo nghiệp thiện ác, mà thọ sinh qua các loài và các cảnh giới sai biệt trong vòng lục đạo luân hồi”.

Thực hành theo giáo lý nhà Phật

Điều căn bản và quan trọng nhất là gia đình nên y theo Phật pháp để giúp cho vong linh được siêu thoát. Từ lời dạy trong Kinh Địa Tạng, người phật tử thường hay cúng Trai Tăng vào ngày chung thất (ngày thứ 7) và cúng 7 tuần (gọi là cúng thất tuần). Các gia đình có thể mời chư Tăng về nhà làm lễ tụng kinh để cầu siêu cho người nhà với mục đích nhờ sức chú nguyện của chư Tăng Ni để hương linh được thác sinh về cảnh lành.

Theo giáo lý nhà Phật: Chết không phải là hết. Phật có dạy thân giả tạm này không phải là ta, chết là thay đổi thân xác giống như thay đổi một chiếc áo cũ. Có nhiều người thắc mắc chết rồi sẽ đi về đâu? Người chết làm gì trong 49 ngày? Người mới mất có hay về nhà không?

Người mất nếu đã theo nghiệp mà đi tái sinh rồi thì không về nhà nữa. Nếu còn ở dạng thân trung ấm thì sẽ hay về nhà. Họ thường quanh quẩn trong nhà bên cạnh những người thân, đôi khi còn báo mộng.

Điều căn bản và quan trọng nhất là gia đình nên y theo Phật pháp để giúp cho vong linh được siêu thoát (Ảnh minh họa - Nguồn: Internet)

Người mới mất thông thường sau 49 ngày sẽ đi đầu thai (thác sinh), tuy nhiên trong kinh Phật đã chỉ rõ với những hạng người cực ác hay cực thiện thì không trải qua quãng thời gian 49 ngày mà lập tức sinh về cảnh giới tương ứng. Ví dụ như hạng người cực ác mang nghiệp địa ngục thì khi chết liền sinh về địa ngục mà thọ khổ. Còn hạng người cực thiện lúc sống tạo nhiều phước lành thì khi chết liền được sinh về cõi trời để hưởng phước.

Những hạng người thông thường lúc sống có làm những điều thiện ác lẫn lộn thì khi chết phải trải qua 49 ngày để phân định nghiệp sau đó sẽ đi đầu thai, trong 49 ngày người mất sẽ mang thân trung ấm. Thân trung ấm có thể hiểu nôm na là thân trung gian trước khi đầu thai mang một thân mới, thời gian mang thân trung ấm có thể lâu hoặc mau, có thể nhanh chóng đầu thai hoặc sau 49 ngày mà chưa đầu thai.

Nên biết trong vòng 49 ngày này, vong linh rất đơn độc, khổ sở, hoảng hốt, lo sợ, lạnh lẽo, đang bị chúng ma níu kéo. Họ kêu tên người thân cầu cứu, nhưng người thân không thấy không nghe họ, vong linh rất buồn giận và sợ hãi. Trong thời gian ấy, người thân không nên thương đau, khóc lóc, kể lể như vậy bất lợi cho vong linh.

Những việc gia quyến nên làm trong vòng 49 ngày

Nên tổ chức lễ tang đơn giản, tang lễ càng rườm rà càng hao tốn tiền của, sức lực một cách vô ích. Người mất không những không được lợi ích mà có khi còn phải gánh chịu thêm nghiệp quả xấu do thân nhân gia đình không biết nên tạo thêm nghiệp tội. Gia đình nên tiết kiệm phước, không được có bất cứ hành vi phung phí tiền bạc, thực phẩm… Phải vì người chết mà tích phước, làm việc công đức như: cúng dường Tam bảo, phóng sinh, ấn tống kinh sách, bố thí, làm từ thiện… Đem những công đức này hồi hướng cho người mới mất thì họ sẽ được lợi ích thù thắng, không gì sánh bằng.

Từ lúc người chết ra đi cho đến 49 ngày, gia đình thân quyến nên tránh sát sinh làm tiệc, làm cơm đãi đằng cúng tế, vì làm vậy người mất sẽ thêm tội, khó được siêu thoát.

Gia đình nên duy trì niệm Phật, tụng kinh, có thể để một chiếc đài nhỏ trên bàn vong và khai thị, nhắc nhở hương linh mỗi ngày. Làm như vậy nhất định sẽ giúp người thân của mình được giải thoát.

Nếu có thể thỉnh mời chư Tăng về nhà tụng kinh vào các ngày chung thất cũng rất tốt. Thân quyến nên chọn mời những bậc tu hành có đạo hạnh chân chính.

Nếu gia đình khó khăn về tài chính nên tùy sức, tùy duyên mà làm, có bao nhiêu làm bấy nhiêu, quan trọng là tâm chân thành, không nhất thiết mời thầy cúng, tự bản thân mình có thể tụng kinh niệm Phật và ăn chay. Quan trọng là thật tâm mong muốn làm những điều tốt nhất cho người đã khuất.

Chỉ nên cúng cơm chay thanh tịnh. Nếu không có điều kiện làm cỗ chay thì chỉ cần cơm canh đơn giản.

Không sử dụng hương hóa chất, nên chọn hương nhang sạch để thắp hoặc các sản phẩm từ trầm để xông đốt. Do hương bẩn sử dụng hóa chất cực mạnh, khi đốt tỏa ra khói đen độc không chỉ nguy hại cho sức khỏe của gia đình mà còn tạo ra nguồn năng lượng xấu tới người đã khuất. Trong khi đó kinh sách các tôn giáo đều ca ngợi Trầm hương vì hương thơm thanh tịnh nên khi sử dụng hương trầm tự nhiên sẽ giúp khí trong nhà tốt hơn, cảm giác ấm áp, nhẹ nhàng. Ngoài nghiệp lực mà hương linh mang theo, hương trầm cũng trợ duyên giúp người mất siêu thoát, đến cảnh giới tốt đẹp hơn.

49 ngày sau khi chết gia quyến nên làm gì

Người mất nếu đi đầu thai rồi thì không về nhà nữa. Nếu còn ở dạng thân trung ấm thì sẽ hay về nhà. Họ thường quanh quẩn trong nhà bên cạnh những người thân, đôi khi còn báo mộng (Ảnh minh họa - Nguồn: Internet)

Sắm lễ cúng 49 ngày cần những gì?

Về cách sắp đặt cúng lễ, rất kỵ việc sát sinh. Vì việc sát sinh càng làm liên lụy khổ quả cho người mất. Thân trung ấm nếu một phen thấy được việc ấy lập tức bảo thôi; nhưng ngặt nỗi âm, dương cách trở, người thân gia đình không thể nào nghe được, vẫn trở lại sát sinh như thường. Người chết không thể ngăn nổi sân niệm khởi lên, liền phải đọa vào địa ngục. Cho nên người sắp đặt cúng tế cần phải cẩn thận chú ý. Nếu muốn cúng tế, thì nên dùng đồ chay, hương, hoa, sữa, bánh và trái cây, chớ dùng những đồ uế tạp và sát hại sinh vật. Gia đình nên lưu tâm đến điều này. 

Kinh Địa tạng có ghi: “Làm những việc sát hại, cho đến bái tế quỷ thần đã không có một mảy may phước đức, không có lợi gì mà còn kết thêm tội lỗi sâu nặng cho người chết. Dù cho người chết, đời sau hoặc đời này có thể chứng được Thánh quả, hoặc sanh lên Trời, nhưng khi lâm chung bị gia đình làm những ác nhân ấy (tức là nhân sát hại) làm cho họ phải liên lụy nhiều bề, chậm sanh về chỗ lành. Huống chi kẻ chết đó khi sống còn chưa từng làm một chút việc lành, chỉ một bề nương theo gốc nghiệp mà tạo tác, theo lý phải chịu vào ác thú. Nỡ nào gia đình người thân lại gây thêm nghiệp cho họ?”.

49 ngày sau khi chết gia quyến nên làm gì để người thân siêu thoát

Chỉ nên cúng cơm chay thanh tịnh. Nếu không có điều kiện làm cỗ chay thì chỉ cần cơm canh đơn giản (Ảnh minh họa)

Những điều gia quyến nên tránh

- Không nên khóc lóc om sòm, vật vã đau buồn. Điều này sẽ khiến người mất quyến luyến người thân mà khó siêu thoát. Khi khởi trụ vào niệm luyến ái thì phiền não phát sinh. Vì thế, sự khóc lóc, bi ai chỉ gây tổn hại cho người thân của mình.

- Cúng 49 ngày chay hay mặn? Nên kiêng việc sát sinh trong 49 ngày. Trong 49 ngày từ lúc người thân mất, người nhà không được sát sinh, giết mổ lợn gà. Nếu giết mổ lợn gà hay các con vật khác để làm cơm đãi đằng, cúng tế chỉ khiến người mất thêm tội. Người mất nếu đã mang nghiệp nặng rồi, còn bị thêm tội do con cháu sát sinh làm ma chay nữa thì giống như đang đeo trên lưng bao đá nặng, còn bị người nhà xếp thêm cho mấy viên đá nữa. Nặng càng thêm nặng, khổ sở lắm thay!

- Trong vòng 49 ngày với đồ đạc, tài sản của người mất, người thân nên giữ nguyên, đừng vội bỏ đi hay mang tặng. Vì nếu đó là vật dụng người thân yêu thích lúc còn sống, nay thấy chúng thành sở hữu của người khác, người mất sẽ sinh lòng giận hờn, tiếc nuối rồi khởi lên tà niệm, sân hận, dễ bị nghiệp lực dắt vào ác đạo. Điều này rất quan trọng gia đình nên ghi nhớ.

Suy rộng ra, luận theo ý nghĩa của hai chữ cầu siêu, thì cầu siêu không phải chỉ trong 49 ngày thôi. Vì cầu siêu có nghĩa là cầu mong vượt qua: “Từ cảnh giới tối tăm xấu ác, vượt qua đến cảnh giới tốt đẹp an lành”. Hiểu theo nghĩa đó, thì lúc nào chúng ta cũng phải cầu siêu, cầu siêu cho chính bản thân ta, đồng thời cũng cầu siêu cho mọi người luôn luôn được sống trong an lành.

Tham khảo:

TRẦM TUỆ: LAN TỎA NIỀM TIN - SẺ CHIA CHÂN THẬT
0977023696
article