Giỏ hàng

Những ngày vía trong nhà Phật

Những ngày lễ lớn và nghi lễ chính của Phật giáo là những sinh hoạt Phật giáo mang tính chung nhất trên thế giới đã tồn tại hàng ngàn năm nay, tạo cho Phật giáo một sức sống bền bỉ, vững chắc.

Ngày vía Phật, Bồ Tát có ý nghĩa gì?

Trong quá trình phát triển, tuy Phật giáo được phân chia thành nhiều hệ phái và tông phái khác nhau nhưng những ngày lễ lớn của Phật giáo vẫn được duy trì và tổ chức trọng thể tại các quốc gia theo đạo Phật. Mỗi ngày lễ Phật giáo đều gắn liền với điển tích khác nhau và mang một ý nghĩa riêng.

Trong ngày vía Phật chúng ta nên làm gì?

Với mỗi Phật tử, ngày lễ là dịp để họ hành hương lên chùa lễ Phật, làm nhiều việc thiện, thành tâm cầu nguyện cho bản thân và mọi người có cuộc sống bình an, hạnh phúc và giác ngộ.

Vào những ngày lễ Vía dưới đây quý Phật tử nên ăn chay, cúng dường, cầu nguyện để kết duyên lành với Phật pháp.

Dưới đây là một số ngày lễ Phật giáo (theo âm lịch) bạn nên biết:

Tháng Giêng

  •  Ngày mồng 1: Vía đức Phật Di Lặc

Tháng Hai

Tháng Ba

  • Ngày 19: Vía đức Bồ Tát Chuẩn Đề

Tháng Tư

  • Ngày mồng 4: Vía đức Bồ Tát Văn Thù
  • Ngày rằm: Vía đức Phật Thích Ca đản sinh

Tháng Sáu

  • Ngày 19: Vía đức Quán Thế Âm Bồ Tát thành đạo (nhiều người còn gọi nhầm là ngày vía Phật Bà Quan Âm)

Tháng Bảy

  • Ngày 13: Vía đức Bồ Tát Đại Thế Chí
  • Ngày rằm: Lễ Vu lan Bồn
  • Ngày 30: Vía đức Bồ Tát Địa Tạng

Tháng Chín

  • Ngày 19: Vía đức Bồ Tát Quán Thế Âm xuất gia (ngày vía Quan Âm)
  • Ngày 30: Vía đức Phật Dược Sư

 Tháng Mười

  • Ngày 9/10: Vía Tổ Sư Đạt Ma

Tháng Mười Một

Tháng Chạp

  • Ngày mồng 8: Vía đức Phật Thích Ca thành đạo

Tham khảo:

TRẦM TUỆ: LAN TỎA NIỀM TIN - SẺ CHIA CHÂN THẬT

Thương Hiệu Bán Trầm Hương Đốt Vi Sinh Uy Tín Việt Nam

0977023696
article