Liệu pháp điều trị tâm bệnh trong đại dịch COVID-19
Đại dịch COVID-19 đã và đang khiến tinh thần và tâm lý rất nhiều người bị tổn thương. Ở lĩnh vực sức khỏe tâm thần, các chuyên gia cho rằng đại dịch đang gây ra một cú sốc lớn, stress nặng cho con người. Dịch bệnh tràn về kéo theo bao nhiêu hệ lụy. Nền kinh tế đình trệ, hao tổn nhân lực, vật lực và điển hình nhất là sự tác động lên sức khỏe con người không chỉ ở Thân mà còn nặng nề ở Tâm. Nơi cơn bão mang tên COVID càn quét qua, mỗi gia đình đều chịu thiệt hại ít nhiều và một căn bệnh đang đe dọa sự bình an bên trong từng mái nhà đó là các bệnh về thần kinh như stress, trầm cảm.
COVID-19 là nguyên nhân gây ra các bệnh tâm lý
Đại dịch COVID-19 đối với người bệnh cũng như cộng đồng gây ra tâm lý lo lắng, sợ hãi rằng mình có thể bị mắc bệnh. Khi mắc bệnh nặng có nguy cơ tử vong, nhất là ở những người cao tuổi, người có bệnh mạn tính. Trẻ em đi cách ly không được gần bố mẹ, người thân mắc bệnh, sự kỳ thị của mọi người đối với những gia đình có người nhiễm hay trường hợp mất mát người thân vì dịch bệnh… Đó là những chấn thương tâm lý rất nghiêm trọng.
Các biện pháp cách ly chống dịch COVID-19 có tác động lớn đến tâm lý người dân trong xã hội - Ảnh: REUTERS
Nỗi lo âu từ tứ bề ập đến, kinh doanh đình trệ, mất việc làm, nỗi lo cơm áo gạo tiền đè nặng và trên hết là sự an nguy của bản thân, của gia đình khiến ai ai cũng sống trong phập phồng lo sợ. Thời gian giãn cách phải ở trong nhà hàng tháng trời, với những con người vốn dĩ đã quen cuộc sống vận động giống như một đoàn tàu đang chạy sầm sập bị hãm phanh đột ngột. Người ta thấy bức bối khi ngày ngày phải ở trong bốn bức tường và chỉ kết nối với nhau qua màn hình điện thoại. Việc cách ly tại nhà không được giao tiếp với nhiều người xung quanh khiến mọi người khó chịu, bức xúc vì không được thư giãn. Sự căng thẳng, u uất kéo dài cũng là nguyên nhân khiến stress, lo âu, trầm cảm, mất ngủ gia tăng.
Nỗi lo âu ập đến tứ bề, kinh doanh đình trệ, mất việc làm, nỗi lo cơm áo gạo tiền đè nặng và trên hết là sự an nguy của bản thân, của gia đình khiến ai ai cũng sống trong phập phồng lo sợ (Ảnh minh họa - Nguồn: Internet)
Không chỉ phụ nữ bị tác động nặng nề về tâm lý, ngay cả phái mạnh cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, TS Faith Gunning thuộc khoa Tâm lý Đại học Khoa học Y khoa Weill Cornell (USA) cho biết: Trong thời kỳ dịch bệnh, số ca mắc bệnh tâm thần nam nữ là xấp xỉ nhau. Trong khi bình thường tỉ lệ nữ giới gấp 2 lần nam giới. Tổ chức Y tế Thế giới cũng cảnh báo phải chú ý hơn về mặt sức khỏe tâm thần của người dân, không chỉ đối với người già, người trưởng thành mà đối với trẻ em và vị thành niên, nguy cơ rối loạn tâm thần cũng rất cao.
Giữ được sự cân bằng tâm trí là yếu tố then chốt nâng cao sức khỏe
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng: “Sức khỏe tâm thần là nền tảng cho sự khỏe mạnh và hoạt động hiệu quả của các cá nhân”. Theo định nghĩa này của WHO, sức khỏe tâm thần là 1 trong 3 thành phần chính cùng với sức khỏe thể chất và xã hội. Tình trạng tinh thần thoải mái, sự thích ứng mọi hoàn cảnh cuộc sống sẽ giúp con người có sức khỏe tâm thần tốt.
Câu hỏi nhiều người đặt ra là: “Làm gì cho hết ngày?” khi lịch sinh hoạt giờ đây chỉ là ăn ngủ nghỉ. Đặc biệt với những người sống trong thành thị chật chội, nhà chung cư thì càng bức bối khi không gian sinh hoạt chỉ gói gọn trong vài chục mét vuông? Để tránh tình trạng cả ngày không biết làm gì ngoài ăn, ngủ, xem tivi, lướt điện thoại, chúng ta nên xây dựng lại cho mình một thời gian biểu lành mạnh, tránh được cảm giác nhàm chán khi suốt 24h lịch trình chỉ xoay quanh phòng ngủ, phòng khách. Duy trì thói quen dậy sớm, vận động tại chỗ, tập thiền, yoga, đọc sách, nấu ăn, chơi cùng các con hay dành thời gian tham gia các khóa học online sẽ giúp lấp đầy thời gian trống và khơi dậy sự hứng khởi. Từ đó giúp sức khỏe được cải thiện, tinh thần cũng phấn chấn và lạc quan hơn.
Duy trì thói quen dậy sớm, tập thiền, yoga... sẽ giúp bạn lấp đầy thời gian trống và tinh thần tràn đầy hứng khởi
Chống dịch như chống giặc, sẽ có những tổn thất về mặt tinh thần, sức khỏe nhưng chuyên gia cũng khuyên rằng rèn luyện sức khỏe, tập thể dục, ăn uống lành mạnh, chọn lựa thông tin, tăng hoạt động có ích… để có tâm lý tốt, tăng sức đề kháng với bệnh tật.
Các bạn có thể tham khảo: 10 cách giúp cân bằng tinh thần trong mùa dịch
Sử dụng liệu pháp hương thơm (Aromatherapy)
Liệu pháp hương thơm là một liệu pháp chữa bệnh toàn diện sử dụng các chất chiết xuất từ thực vật tự nhiên để tăng cường sức khỏe cả thân và tâm.
Liệu pháp mùi hương được cho là có từ hơn 3.500 năm trước Ai Cập cổ đại, chủ yếu sử dụng tinh dầu thơm, được chiết xuất thực vật nguyên chất, có thể khắc phục nhiều bệnh. Các nền văn hóa cổ đại ở Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập và những nơi khác đã kết hợp các thành phần tinh dầu thơm trong thực vật. Thuật ngữ liệu pháp hương thơm được đặt ra bởi nhà hóa học và nước hoa người Pháp René - Maurice Gattefossé. Vào năm 1937, ông đã xuất bản quyển sách có tựa đề “Aromathérapie: Les Huiles Essentielles, Hormones Végétales” (Liệu pháp mùi hương: tinh dầu, hormone thực vật). Đây là quyển sách đánh dấu bước đầu về liệu pháp hương thơm.
Aromatherapy - liệu pháp hương thơm là một liệu pháp chữa bệnh toàn diện sử dụng các chất chiết xuất từ thực vật tự nhiên để tăng cường sức khỏe và hạnh phúc. Đôi khi liệu pháp này còn được gọi là liệu pháp tinh dầu (Ảnh minh họa - Nguồn: Internet)
Những chất tự nhiên trong các loài thực vật có tinh dầu thơm đã được sử dụng cho các mục đích y học và tôn giáo. Chúng được biết đến với những lợi ích cả về thể chất và tâm lý. Trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe phương Tây hiện đại, liệu pháp mùi hương vẫn thường được sử dụng cùng với các loại thuốc thông thường, chẳng hạn như thuốc chống buồn nôn, lo lắng hoặc thuốc giảm đau. Trị liệu bằng hương thơm được cho là hoạt động bằng cách kích thích các thụ thể mùi trong mũi, sau đó gửi thông điệp qua hệ thần kinh đến hệ limbic, phần não kiểm soát cảm xúc, trí nhớ.
Nghiên cứu về hiệu quả của liệu pháp hương thơm, việc sử dụng trị liệu các loại tinh dầu chiết xuất từ thực vật còn hạn chế. Tuy nhiên một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra liệu pháp hương thơm có những lợi ích về sức khỏe như:
- Giảm lo âu và trầm cảm
- Cải thiện chất lượng giấc ngủ, điều trị mất ngủ
- Hỗ trợ điều trị bệnh đau đầu
- Giảm những vấn đề về kinh nguyệt và hệ tuần hoàn
- Cải thiện chất lượng cuộc sống, đặc biệt đối với những người có tình trạng sức khỏe mãn tính
- Hỗ trợ cải thiện tình trạng sa sút trí tuệ
Sử dụng liệu pháp hương thơm với trầm hương
Trầm hương được gọi là vua của các mùi hương không phải bởi trầm mang mùi hương nồng nàn như những loài hoa nhài, oải hương, lan hay hồng… Mùi trầm hương luôn được ca tụng là hương thơm giải thoát, hương thơm của thiên giới bởi tác dụng tuyệt vời của trầm đối với sức khỏe con người.
Trong y học, trầm hương được coi là một loại dược liệu quý hiếm được sử dụng để chữa trị nhiều loại bệnh và tăng cường sinh lực. Trầm hương có tác dụng giáng khí, nạp thận, bình can tráng nguyên dương, chữa các bệnh đau bụng, đau ngực, nôn mửa, hen suyễn, lợi tiểu, giảm đau, an thần, cấm khẩu, hạ sốt, khó thở, thổ huyết… Một trong những tác dụng đặc biệt của trầm hương trong liệu pháp hương thơm đó là An thần. Nghiên cứu cho thấy trong tinh dầu trầm hương có hơn 150 hợp chất phức tạp, khi đốt tạo mùi thơm dễ chịu giúp tinh thần thư giãn, giảm căng thẳng.
Tinh dầu trong trầm hương khi đốt lên sẽ được giải phóng, lan tỏa vào không khí, tác động vào khí sắc, giúp giảm mệt mỏi, lo âu và tăng sự thư giãn
Việc sử dụng liệu pháp hương thơm với trầm hương cũng đơn giản, không cầu kỳ như một số phương pháp khác. Buổi sáng, bạn thức dậy, tập vài động tác yoga hay tọa thiền 15 đến 30 phút cùng với khoanh trầm nhỏ. Sau đó ăn sáng, uống cà phê, uống trà, đọc sách, nghe nhạc và đốt vài nụ trầm ngắm làn khói lãng đãng. Buổi tối, trước khi đi ngủ bạn đốt một cây trầm nhỏ hay khoanh trầm thư giãn sẽ thấy tâm trạng và sức khỏe được cải thiện rõ rệt sau khi sử dụng.
Tinh dầu trong trầm hương khi đốt lên sẽ được giải phóng, lan tỏa vào không khí, tác động vào khí sắc, giúp giảm mệt mỏi, lo âu và tăng sự thư giãn. Những tinh chất này khi hít vào sẽ tác động lên não và hệ thần kinh thông qua sự kích thích dây thần kinh khứu giác. Trầm hương mang đặc tính thuần dương nên khi đốt lên giúp tăng dương khí cho không gian sống, tăng sinh khí cho ngôi nhà và tăng năng lượng cho con người. Đó là lý do tại sao khi dùng trầm một thời gian người sử dụng sẽ cảm nhận được sự thư thái, tâm bình an, cơ thể sảng khoái, đạt được cân bằng về cảm xúc.
Trên đây là những điều bạn cần biết về liệu pháp hương thơm và cách áp dụng đơn giản, hiệu quả nhất. Những phương pháp hỗ trợ cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần rất tốt cho gia đình bạn. Hy vọng bạn sẽ áp dụng thành công để gia đình luôn mạnh khỏe cả Thân và Tâm!
Tham khảo:
- Xông nhà - những điều bạn cần biết
- Sử dụng mùi hương nào khi tập Yoga và ngồi thiền?
- 5 tuyệt chiêu khử mùi hôi trong nhà đơn giản, hiệu quả nhất
- Giải pháp cải thiện chứng rối loạn giấc ngủ trong đại dịch COVID-19
- Tăng cường sức đề kháng bằng phương pháp tự nhiên, hoàn toàn không tốn phí
TRẦM TUỆ: LAN TỎA NIỀM TIN - SẺ CHIA CHÂN THẬT