Thơm ngát hương trầm
Tuy không chính thức được tôn lên thành “hương đạo” như bên Nhật Bản nhưng từ xưa, nghi thức xông trầm đã tồn tại trong các tầng lớp quý tộc, quan lại của Việt Nam khi thực hiện các nghi thức mang tính tôn nghiêm. Trầm là vật phẩm có giá trị rất cao trong đời sống và khói trầm lan tỏa mang lại cảm giác thanh tịnh, quý phái mà không có bất kỳ vật liệu nào so sánh được.
Trong dân gian từ nghìn xưa từng tồn tại những truyền thuyết về trầm, trong đó chuyện Ngậm ngải tìm trầm là một trong những câu chuyện mang tính huyền bí và kỳ thú nhất. Các sách cổ của Việt Nam và Trung Hoa xưa luôn dành cho trầm những đánh giá rất cao, điển hình là các tác phẩm Việt điện U linh; Thanh hội điển; Đồ Kinh hay An Nam chí lược. Trong Phủ biên tạp lục, nhà bác học Lê Quý Đôn đã miêu tả rất kỹ về trầm với công dụng chữa các chứng bệnh: trúng phong, cấm khẩu, đau bụng tức thì… Còn trong cuốn sách nổi tiếng Rừng người Thượng của tác giả Henri Maitre, trầm được miêu tả như sau:
“Các tác giả xưa, các sử gia và các nhà văn Ả-rập, các nhà du hành Hindu, Ba Tư, châu Âu đều nhất trí ca ngợi sự quý hiếm và giá trị của loại gỗ quý nhất trong tất cả các loài cây này”.
Xưa kia, trầm được coi là quý ngang với sừng tê, đồi mồi, ngà voi, các sản vật trân quý của đất nước. Chính vì sự quý giá đó mà hình của cây Dó bầu đã được triều Nguyễn cho thể hiện cùng với hình của các vật báu khác trên Cửu đỉnh, 9 chiếc đỉnh thể hiện cho quyền lực của triều đình, cũng là vật thiêng của quốc gia khi đó.
Trầm được hình thành từ những vết thương trên thân cây Dó bầu, như dông bão hoặc sâu kiến đục thân, khi đó cây sẽ tự tiết ra chất nhựa để bao bọc và chữa lành thân cây. Chất nhựa đó tỏa ra mùi thơm đặc biệt, và cũng chỉ những cây Dó bầu sinh trưởng trên vùng núi các tỉnh Khánh Hòa, Quảng Nam, Quy Nhơn mới có chất lượng trầm hương hoàn hảo. So sánh với các quốc gia xung quanh, trầm Việt Nam được đánh giá cao nhất, hơn hẳn sản phẩm khai thác từ Indonesia hay Phillipines. Xưa kia, để tìm trầm, thợ sơn tràng phải kết thành đoàn, mang vật dụng, gạo mắm đi những chuyến xuyên rừng vượt núi đôi khi tới vài tháng mới về. Giao tính mạng cho sự phù hộ của thần rừng, phải đối mặt với mọi hiểm nguy, tìm trầm là một trong những nghề gian khó nhất. Ngày nay, nhờ sự phát triển của kỹ thuật mà cây Dó bầu đã được trồng theo quy mô lớn, trầm khai thác dễ dàng hơn và dần quen thuộc hơn với con người, tất nhiên, chất lượng vẫn không thể sánh với trầm hình thành tự nhiên.
Sacred Swirls
For centuries, Vietnamese mandarins and aristocrats burned agarwood incense when performing solemn rites. Agarwood incense was highly coveted, its smoke spreading serenity and elegance. Agarwood was the topic of legends, such as the tale "In Search of the Magic Incense". Ancient texts from Vietnam and China such as A Collection of Tales of Vietnamese Holy Dominions, Restatements of the Laws of Qing Dynasty, Ritual Accounts and Brief Annals of Annam emphasized the value of agarwood. In his Miscellaneous Records of Borderline Territories, the scholar Le Quy Don wrote detailed accounts of agarwood being used to treat colds, vocal paralysis and stomachaches. Meanwhile, in his famous book Forests of Thuong People, the French author Henri Maitre described agarwood as follows:
“Ancient Arabian authors, historians and writers, Hindu, Persian and European missionaries all agree upon the scarcity and value of the rarest wood of all species ever known”.
Long ago, agarwood was considered as rare and precious as rhino horns, turtle shells, elephant ivory and other mythical specialties. Aqualaria Crassna trees (which supply agarwood) were depicted along with other treasures on the Nine Urns, nine royal treasures in Hue that represented absolute imperial power and the most sacred items of the nation.
When Aquilaria Crassna trees are damaged, for example in a storm or when attacked by insects, they can become infected with mould. This causes the trees to emit a fragrant resin in an effort to heal their trunks. This resin turns the wood into a dense and hard wood known as agarwood. Only Aquilaria Crassna trees growing in mountainous areas of Khanh Hoa, Quang Nam and Quy Nhon provinces yield high quality agarwood. Agarwood is very dense and heavy. Vietnamese agarwood has long been considered the finest, far surpassing the types found in Indonesia or the Philippines.
Long ago, fortune-hunters set off into the forests in groups on missions that could last several months. Having entrusted their lives to the Forest God and faced numerous dangers, if they were lucky they might find some precious agarwood. Over the years, this species of tree became critically endangered. Nowadays, technological leaps allow large plantations of Aquilaria crassna trees. Agarwood is easier to produce and more affordable.