Tinh dầu Trầm hương hỗ trợ điều trị ong đốt
Chị khách hàng chia sẻ kinh nghiệm với Trầm Tuệ: "Khi tham gia công quả ở Thiền viện chị vô tình bị ong đốt. Lúc đấy là buổi trưa lúc 12h hơn. Chị có làm các bước sơ cứu: Rửa sạch, gắp ngòi, nặn máu, giữ chặt chỗ đốt và bôi ngay tinh dầu trầm để ngăn nọc độc lan rộng. Các sư cô kể: Do ong rừng nên nọc của chúng có độc tố mạnh, nhiều trường hợp bị biến chứng nặng. Như các sư cô ở đây khi làm việc bị ong đốt nhiều. Có lần ong đốt vào chân sưng to như chân voi, đau nhức mấy ngày.
Vết ong đốt giảm sưng, bớt nhức sau khi bôi tinh dầu Trầm hương
Lúc mới đốt tay chị sưng vù lên luôn. Nhưng sau khi bôi tinh dầu đến 5 giờ chiều thì giảm sưng, giảm đau chỉ còn khoảng 3 phần. Đến tối thì chỉ ngứa nhẹ và hơi sưng. Các sư cô cũng thấy bất ngờ vì chị bị nhẹ, khỏi nhanh quá, sẽ chia sẻ lại kinh nghiệm xoa tinh dầu trầm khi bị ong đốt với mọi người. Chị cũng thường cúng dường hương để Thiền viện thắp hàng năm, do bên mình là Trầm hương sạch nên an tâm, đảm bảo sức khỏe cho các ni sư và đại chúng khi hành trì tu tập".
Chị khách hàng chia sẻ kinh nghiệm: Bôi tinh dầu vào vết ong đốt để giảm độc tố
Trầm hương có khả năng ngăn ngừa độc tố, giúp tạo kháng thể mạnh làm lành vết thương là do cơ chế hình thành của trầm sinh ra từ những tổn thương. Khi cây dó bị thương ở một vùng nào đó nhựa sẽ tích tụ tới chỗ bị thương, bao bọc lấy nó để kháng cự sự phá hoại nhiễm bệnh từ bên ngoài. Khả năng tự đề kháng của cây dó được xem là một đặc tính kì diệu mà ít người biết tới.
Các nhà khoa học phát hiện ra những thành phần hóa học nổi bật nhất của Trầm hương là agarol (sesquiterpene), aquillochin (couinarinolignan), α- agarofurans, β- agarofurans, agarospirol, jinkohol, erinkol. Đây là các hoạt chất từ thực vật có khả năng chống ung thư, kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của nấm mốc, vi rút, vi khuẩn…