Giỏ hàng

Lễ phổ trà đêm giao thừa - nét đẹp tại các Thiền viện Trúc Lâm

Theo tục lệ Việt Nam, mỗi năm vào đêm hăm chín, ba mươi gọi là đêm tất niên, hoặc giao thừa. Còn nói theo tiếng Hán là đêm “trừ tịch”, có lễ cúng tất niên hoặc tiệc tất niên. Do theo tập tục của người Việt Nam, trong các thiền viện cũng tổ chức tất niên. Chữ “tất” là hết, là rốt; “niên” là năm; tức là đêm cuối năm, đêm tất niên.

Tất niên của ngoài thế gian là để vui chơi tiệc tùng; còn với người tu hành, đêm tất niên là để kiểm tra lại sự tu hành của Tăng Ni cũng như của Phật tử. Qua một năm mọi người tiến bộ nhiều ít, có những thiếu sót, lỗi lầm gì, hay dở thế nào để chuẩn bị cho sự tu hành sang năm tới, rút tỉa kinh nghiệm tăng trưởng những điều hay và chừa bỏ các lỗi dở để tiến thêm, tiến cao hơn. Đó là ý nghĩa tất niên ở trong Thiền viện thuộc Thiền phái Trúc Lâm tổ chức.

Lễ phổ trà tại Thiền viện Trúc Lâm Đại Giác - Sa Pa

Đêm phổ trà tất niên đã trở thành một nét văn hóa truyền thống Phật giáo tại các Thiền viện thuộc Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Ngày cuối năm là ngày tất niên, ở ngoài đời mọi người thường nói là ăn tất niên, nhưng đối với chư Tăng Ni trong thiền viện thì không ăn chiều nên được uống trà tất niên. Hay còn gọi là đêm phổ trà.

Khi nói đến tất niên thì ở ngoài thế gian là tổng kết trong một năm qua có thịnh, có suy, có thành công, có thất bạị. Tất niên là lúc kiểm điểm lại những gì đã qua, hay, dở, thành, bại rồi rút tỉa kinh nghiệm để năm mới mọi người cùng cố gắng vươn lên, trau dồi bản thân tốt hơn.

Vì vậy mà ý nghĩa tất niên ở đây không phải kiểm kê tài sản, cũng không có tính lời lỗ, mà chỉ là được nghe những lời báo cáo của chư Tăng, chư Ni và Phật tử về sự tu hành có tiến, hay có lùi,  hay dở ra sao để rút kinh nghiệm năm tới tu được trọn vẹn, đầy đủ hơn, chứ đừng để thua thiệt như năm nay. Đó là ý nghĩa tất niên của Thiền viện Trúc Lâm.

Bởi vậy trong thiền viện muốn ăn Tất niên thì phải có những điều kiện:

  1. Tăng ni kiểm tra thử nơi chính mình một năm vừa qua sự tu hành tiến được nhiều hay ít? Bản thân mình kiểm tra chính mình mới rõ hơn người khác kiểm tra mình.
  2. Khi kiểm tra rồi thì xét thấy ưu nhiều hay khuyết nhiều. Nếu ưu nhiều thì cố gắng trong năm tới cũng vượt hơn nữa; còn nếu khuyết nhiều thì phải cố gắng để năm tới không còn khuyết mà trở thành ưu.

Do đó mỗi cá nhân, mỗi người phải tự kiểm mình. Còn đối với đại diện để báo cáo chỉ là tổng quát thôi chứ không được đầy đủ. Mỗi cá nhân phải tự kiểm một năm qua sự tu tiến của mình là khá tốt hay là dở, là lùi. Đó là giá trị của ngày tất niên, khi kiểm được rồi thì mình phải cố gắng làm sao để cái dở khắc phục không còn, cái gì hay thì nuôi dưỡng cho nó tăng trưởng. Mỗi một năm qua là một cơ hội tốt để làm lại những cái gì sai sót và xây dựng những điều tốt đẹp hơn năm cũ.

Như vậy tất niên là rủ bỏ hết những cái xấu, những cái dở của năm qua và chuẩn bị những cái hay, những cái tốt, quay lại để nhìn thấy lẽ thật của sự sinh hoạt trong năm cũ. Đó là tinh thần tất niên của Thiền viện Trúc Lâm.

0977023696
article