Giỏ hàng

Vô ngã là gì?

Nói vô ngã có phải là không có chúng ta, không có ta? Vậy vô ngã là gì? 

Trước khi muốn hiểu Vô ngã, chúng ta phải hiểu Ngã (tự ngã, bản ngã) là gì. 

Ngã là gì?

Theo triết tọc, bản ngã  là cái tôi ý thức nhắm đến sự phân biệt tôi (bản thân mỗi cá thể) với những cá nhân khác. Trong phân tâm học, bản ngã là những điều hình thành từ khi con người sinh ra, qua quá trình tiếp xúc với thế giới bên ngoài dần dần được lớn lên, phát triển và mở rộng.

Trong triết học Phật Giáo, bản ngã là cái tôi tồn tại trong bản thân của mỗi con người. Cái tôi cá nhân được tồn tại ở một thể tính trường tồn và hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như: sinh tử hay tụ tán.

“Theo Bà-la-môn giáo chủ trương trong con người chúng ta có cái “tự ngã”. Cái “tự ngã” này có đầy đủ ba nghĩa: đồng nhất, bất biến và tự tại. Bởi thừa nhận có cái tự ngã nên tiến dần đến chấp “thường kiến”. Nghĩa là chấp có phần tinh thần ẩn náu trong xác thân này, nó thường còn mãi mãi, dù xác thân này chết, hư hoại nó vẫn thường không biến đổi, nó hằng tự tại không bị chi phối. Ngược lại, có phái chấp con người chỉ do vật chất cấu hợp thành. Khi thể xác tan hoại thì hết không còn biết chi nữa. Cuộc đời có giá trị hay không là do sự thụ hưởng nhiều ít, sau khi chết không còn có tội phúc quả báo. Đây là phái chấp “đoạn kiến”. Giống với thuyết Duy vật hiện tại.” – HT Thích Thiện Hoa

Vô ngã là gì?

Vô ngã tức là “không có ta”.

Theo Đại thừa vô ngã có nghĩa là “vô tự tính”; Theo Nguyên thủy vô ngã có nghĩa là “không phải là ta, không phải là của ta”.

“Vô ngã nghĩa là trong con người chúng ta không có cái đồng nhất, bất biến và tự tại. Phật giáo chủ trương trong con người do hai phần tâm lý và vật lý phối hợp. Cả hai đều tùy duyên chuyển biến khi thăng khi trầm, nhưng không phải mất hẳn.

Chẳng những chỉ con người là “vô ngã”, đức Phật nói: “Tất cả pháp đều vô ngã” (chư pháp vô ngã). Vì tất cả pháp không pháp nào không bị sanh diệt, tất cả pháp đều chuyển biến và không độc lập.” – HT Thích Thiện Hoa

Hiện tại mỗi người là một cái tôi riêng, bản chất thì ai cũng yêu thương cái tự ngã của mình cả và mang nó suốt cuộc đời, bơi thế nên bản ngã càng nhiều thì càng đau khổ, càng phiền não. Đây là tập khí khó bỏ vì đã huân tập từ vô thủy kiếp, được đồng hóa với chúng sanh nên dù có tu tập, có chuyển hóa nhưng vẫn bị nó điều khiển. Vì vậy mà bất cứ ai đã là hàng đệ tử Phật, tu theo Phật, chánh pháp của Phật dạy đều phải hiểu cái căn bản của chánh pháp của Phật là Vô ngã. Do đó mà bài Kinh thứ hai Phật thuyết pháp sau bài Kinh Tứ Diệu Đế là bài Kinh Vô Ngã Tướng, chỉ có Vô ngã mới là con đường ngắn nhất đưa ta đến với Đạo.

0977023696
article