Giỏ hàng

Ý nghĩa tên gọi của Đức Phật Dược Sư và 12 hạnh nguyện của Ngài

Vì vấn đề sanh tử của chúng sanh mà Đức Phật xuất hiện tại cõi Ta Bà này. Ngài được sinh ra trong một gia đình vương giả, nhưng Ngài đã từ bỏ sự giàu sang của cả một Vương quốc để ra đi lo việc tu hành và chứng thành Phật quả dưới gốc cây Bồ Đề. Sau khi chứng quả Phật, Ngài quán sát các chúng sanh trong thế giới Ta Bà, Ngài nhận thấy rằng các chúng sanh tại đây có một nhân duyên sâu đậm với hai vị Phật. Đó là Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai ở phương Đông, và Đức A Di Đà Như Lai ở phương Tây.

Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai ở thế giới Lưu Ly - nơi phương Đông, có thể giúp chúng ta tăng phước, tăng thọ, tiêu trừ tai nạn. Còn Đức Phật A Di Đà Như Lai ở phương Tây, thì có tiếp dẫn chúng ta mang theo nghiệp mà vãng sanh về thế giới Cực Lạc. Hai vị Phật, một ở phương Đông, một ở phương Tây, rất có duyên với chúng sanh cõi Ta Bà. Do đó Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Phật chính là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, nếu ai niệm danh hiệu của Đức Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư thì người đó được giải trừ tai nạn, bệnh tật tiêu tan, tội diệt, phước sanh, tâm ý mãn nguyện.

Ngày 30/9 (âm lịch) hàng năm là ngày vía của Đức Phật Dược Sư – Giáo chủ cõi Phương Đông. Nhân ngày vía của Ngài, Trầm Tuệ chia sẻ một số thông tin về ý nghĩa tên gọi và 12 hạnh nguyện của Ngài để các bạn được hiểu thêm.

Ý nghĩa tên gọi Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai (Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật)

  • Dược nghĩa là thuốc, Sư là thầy: Vị Phật này là một thầy thuốc lớn, có thể trị tất cả mọi bệnh tật của chúng sanh.
  • Lưu Ly là một chất trong suốt, ở trong có thể nhìn thấu ra bên ngoài, ở ngoài có thể nhìn xuyên vào trong. Lưu Ly là tên của quốc độ của Đức Dược Sư, gọi là thế giới Lưu Ly và Ngài là vị giáo chủ. Thân thể của Ngài cũng là chất Lưu Ly, nội ngoại đều sáng trong, tinh khiết.
  • Quang là ánh sáng, thân thể của Đức Dược Sư Như Lai không những trong suốt mà còn tỏa sán, là một đại quang minh tạng.
  • Như Lai là một trong mười tôn hiệu Phật: Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn.

12 đại nguyện của Đức Dược Sư Quang Như Lai

“Bấy giờ, Bồ tát Văn Thù Sư Lợi thỉnh Phật Thích Ca nói về hành trạng của chư Phật để tất cả chúng hữu tình đời sau, tức chúng ta bây giờ biết được phương hướng tu hành.

Đức Phật Thích Ca mới quan sát, thấy Đức Phật Dược Sư rất quan trọng đối với chúng sinh đời sau, nên Ngài bắt đầu nói kinh Dược Sư, rằng từ đây hướng đến phương Đông, cách mười muôn ức cõi nước chư Phật có một thế giới tên là Tịnh Lưu Ly, giáo chủ cõi này là Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai. Ở phương Tây có Phật A Di Đà, như vậy, chúng ta ở giữa hai thế giới này.

Khi còn tu hạnh Bồ tát, Đức Phật Dược Sư xây dựng thế giới của Ngài bằng 12 lời nguyện, nếu nguyện này thành tựu thì thế giới của Ngài thành hình. Như vậy, Ngài hành Bồ tát đạo có mục tiêu và theo đó phấn đấu cho đạt được cứu cánh.

  • Nguyện lớn thứ nhất: Nguyện khi được chính giác thì thân ta quang minh rực rỡ, chiếu khắp vào lượng vô số thế giới và có đủ 32 tướng lạ, 80 thứ vẻ đẹp; thân ta đã vậy lại làm cho hết thảy chúng sinh cùng giống như ta.
  • Nguyện lớn thứ hai: Nguyện khi ta được chính quả đạo Bồ đề, thân ta như ngọc lưu li , trong sạch, sáng tỏ hơn mặt trời, mặt trăng, nếu chúng sinh, có ai hôn ám, thì nhờ cái ánh sáng của ta mà tùy ý làm mọi sự nghiệp.
  • Nguyện lớn thứ ba: Nguyện khi ta được chứng quả Bồ đề, thì đem cái trí tuệ, phương tiện vô biên, vô hạn mà giúp cho chúng sinh được thu dụng không bao giờ hết.
  • Nguyện lớn thứ tư: Nguyện khi ta chứng đạo Bồ đề, chúng sinh có ai theo đạo khác, đều hết thảy an lập trong đạo Bồ đề.
  • Nguyện lớn thứ năm: Nguyện khi ta chứng đạo Bồ đề, hết thảy chúng sinh đều tu đạo trong sạch, không ai phá giới mà làm điều ác.
  • Nguyện lớn thứ sáu: Nguyện khi ta chứng đạo Bồ đề, chúng sinh có ai thân hình tàn tật hoặc bị các bệnh tật xấu xí khổ sở, thì đều được đầy đủ ngay lành tốt đẹp.
  • Nguyện lớn thứ bảy: Nguyện khi ta chứng đạo Bồ đề, chúng sinh có ai lo sợ, nghèo đói, đau yếu, cô đơn hễ nghe danh hiệu ta thì được no đủ yên lành.
  • Nguyện lớn thứ tám: Nguyện khi ta chứng đạo Bồ đề, những người có nữ thân đều được chính pháp.
  • Nguyện lớn thứ chín: Nguyện khi ta chứng đạo Bồ đề, hết thảy chúng sinh giải thoát ra ngoài lưới mà tu Bồ Tát hạnh.
  • Nguyện lớn thứ mười: Nguyện khi ta chứng đạo Bồ đề, chúng sinh có ai bị hình phạt, phải tù tội, hoặc bị tàn hại gì thì được phức lợi của ta mà được giải thoát hết cả.
  • Nguyện lớn thứ mười một: Nguyện khi ta chứng đạo Bồ đề, chúng sinh có ai đói khát mà làm những điều ác nghiệp thì ta làm cho được no ấm và biết mùi đạo vị.
  • Nguyện lớn thứ mười hai: Nguyện khi ta chứng đạo Bồ đề, chúng sinh có ai rét mướt thì ta làm cho ấm áp, có đủ quần áo như ý muốn.

Bảy tôn tướng của Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai

Phật Dược Sư là bậc giác ngộ có lòng từ bi vô lượng vô biên đối với các thảy chúng sinh, thường được họa là tay trái cầm thuốc chữa bệnh và tay phải giữ Ấn thí nguyện.

Ngoài ra, theo các Kinh điển Đức Dược Sư Như Lai có 7 tôn tướng:

  • Thiện Danh Xưng Cát Tường Như Lai;
  • Bảo Nguyệt Trí Nghiêm Quang Âm Tự Tại Vương Như Lai;
  • Kim Sắc Bảo Quang Diệu Hạnh Thành Tựu Như Lai;
  • Vô Ưu Tối Thắng Cát Tường Như Lai;
  • Pháp Hải Lôi Âm Như Lai;
  • Pháp Hải Thắng Huệ Du Hý Thần Thông Như lai;
  • Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai.

 

 
 
 
0977023696
article