Tăng cường miễn dịch - An toàn nhờ giấc ngủ an yên
Trong một loạt các bài viết của bác sĩ Đào Yến Phi (Trưởng bộ môn Dinh dưỡng và An toàn Thực phẩm - ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch) hướng dẫn cách bảo vệ bản thân trong mùa dịch, bác sĩ có đề cập chất lượng giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng đến việc tăng cường hệ miễn dịch cá nhân.
Để giấc ngủ đạt tiêu chuẩn “giấc ngủ khoẻ mạnh”
“Có một điều ít người chú ý để nhận ra, khi bạn ngủ sâu là khi cơ thể bạn đạt được trạng thái sinh lý tương tự như lúc nhập thiền sâu nhất, tức là khi đó các cơ quan trong cơ thể bạn đều giảm hoạt động một cách sinh lý. Từng tế bào trong cơ thể bạn đều nhẹ nhàng bước vào giai đoạn nghỉ ngơi và hồi phục, bao gồm cả các tế bào miễn dịch. Chưa hết, khi tốc độ chuyển hoá giảm, tế bào sẽ giảm sử dụng năng lượng và giảm thải chất cặn bã. Môi trường bên trong cơ thể trở nên sạch sẽ, trong trẻo hơn, và môi trường đó giữ cơ thể bạn ở trạng thái ít có nguy cơ tổn hại nhất."
Giờ thì bạn đã hiểu vì sao bạn cần ngủ đủ ít ra là trong thời gian này, khi bạn bắt buộc phải tăng cường sức đề kháng cá nhân để chống chọi với virus corona rồi.
Có 8 điều cần chú ý để đạt tiêu chuẩn “giấc ngủ khoẻ mạnh”
1. Giấc ngủ quan trọng nhất là giấc ngủ trong đêm, giấc ngủ thuận theo sinh lý, phù hợp với chu kỳ mặt trời mặt trăng của thiên nhiên. Các giấc ngủ bù vào ban ngày, dù dài giờ đến đâu, cũng khó mà đạt được hiệu quả tăng miễn dịch tốt như giấc ngủ đêm.
2. Tổng thời gian ngủ trong đêm trung bình là 7-8h đối với người lớn và 8-10h đối với trẻ em.
3. Thời điểm đi ngủ tốt nhất là khoảng 9-10h đêm. Khi bạn đi ngủ sớm, bạn sẽ có giấc ngủ sâu vào khoảng nửa đêm, tức là cơ thể bạn giảm hoạt động cùng nhịp với thiên nhiên. Đi ngủ quá muộn làm thời gian của giấc ngủ sâu ngắn lại, cơ thể không đủ thời gian nghỉ ngơi, hồi phục.
4. Môi trường của giấc ngủ phải là môi trường phù hợp nhất với thần kinh và không gây kích thích giác quan của bạn. Nhiệt độ phòng khoảng 26-27 độ C (80-81 độ F) là phù hợp, ánh sáng thật nhẹ hoặc tắt đèn, phòng yên tĩnh, thoáng khí, không có cây xanh quá nhiều hoặc một nguồn cháy trong phòng kín (nến, than củi…)
5. Gối mền nên giữ êm ái, sạch sẽ, thơm tho, không cần phải là đồ đắt tiền.
6. Giấc ngủ tốt nhất là giấc ngủ sâu không mộng mị. Giấc mơ được tạo ra do các dữ liệu được lưu trong tiềm thức của bạn khi bạn sống, làm việc, vui chơi, xem, đọc, tưởng tượng… Vì vậy, bạn chỉ có thể đạt được giấc ngủ tốt nếu tiềm thức của bạn không lưu giữ các ký ức sợ hãi, lo lắng, buồn đau, ấm ức… Tiềm thức của bạn càng có nhiều dữ liệu tiêu cực và căng thẳng, giấc mơ của bạn càng đáng sợ, và ngược lại. Những giấc mơ dữ làm tăng kích thích thần kinh thực vật, làm tăng nhịp tim nhịp thở, tăng huyết áp, tăng hoạt động các tuyến mồ hôi, tuyến nội tiết, ngoại tiết... Vì vậy, điều cần làm để có một giấc ngủ tốt cho sức khoẻ là phải giữ cho tinh thần luôn ổn định, thư thái, vui vẻ, bỏ qua những lo âu buồn bực không hiệu quả, tức là lo âu ”suông” chứ không giải quyết được vấn đề. Nên tập thói quen trước khi đi ngủ 3 giờ, chỉ xem hay đọc những gì nhẹ nhàng, trò chuyện về những chủ đề vui vẻ, nhớ về những ký ức dịu dàng,…
7. Nên tắm nước ấm để làm giãn mạch nhẹ, dịu thần kinh và giữ cơ thể sạch sẽ trước khi vào giường.
8. Giấc ngủ luôn bị ảnh hưởng bởi tình trạng cơ thể của bạn lúc bạn đi ngủ. Nếu bạn đi ngủ với cái dạ dày đầy căng, uống quá nhiều nước, hoặc với một lượng cồn đầy trong máu thậm chí là trong tế bào thần kinh của bạn… thì khó mà ngủ sâu cho được. Việc dùng thuốc ngủ cũng tương tự như khi uống chất cồn, sẽ gây ra giấc ngủ không sinh lý, và sau giấc ngủ thì cơ thể bạn, nhất là hệ thần kinh, thường mệt mỏi, rã rời hơn. Vì vậy, nên ăn bữa tối cách 3 giờ trước khi đi ngủ, bữa tối nên ăn bữa nhỏ, chọn thức ăn nhẹ, dễ tiêu, uống nước vừa phải và chỉ dùng tối đa 1 đơn vị chất cồn trong bữa tối (tương đương 330ml bia, 200ml rượu vang hoặc 60ml rượu mạnh).
Dấu hiệu dễ dàng nhất để nhận ra bạn đã có một giấc ngủ tốt, là tình trạng thoải mái dễ chịu, sảng khoái, sung mãn cả về tinh thần và thể chất khi thức giấc.
Để hương trầm ôm ấp giấc ngủ của bạn
Đốt một chút Trầm hương cũng khiến bạn thấy thư giãn và giảm bớt được trạng thái căng thẳng, âu lo.Thực tế ghi nhận từ nhiều khách hàng bị chứng mất ngủ, sau khi sử dụng sản phẩm Trầm Tuệ đều phản hồi họ dễ đi vào giấc ngủ hơn, ngủ sâu hơn và thấy khoẻ khoắn, sảng khoái khi tỉnh dậy mỗi sáng.
Các nghiên cứu khoa học đã cho thấy thành phần chủ yếu trong tinh dầu Trầm hương là acid cinnamic, methoxy benzalacetone, benzylaceton… Theo Đông y thì gỗ Trầm hương có tính ấm, vị cay và hơi ngọt, quy vào kinh vị, tỳ, thận. Trầm hương có tác dụng thông khí, an thần, làm giảm các triệu chứng căng thẳng, trầm cảm....
Hãy đốt thử 1 cây trầm tăm, 1 khoanh trầm thư giãn... trước khi ngủ, bạn sẽ thấy chất lượng giấc ngủ của bản thân và cả gia đình được cải thiện rất nhiều.
Tham khảo:
- Sự thật về cách tạo trầm hương từ cây dó bầu
- Trầm hương là gì? Hé lộ những bí mật ẩn giấu của trầm hương
- Phân biệt trầm hương tự nhiên và trầm hương nấu dầu
- Ý nghĩa và công dụng vòng tay trầm hương 108 hạt
- Tàn nhang cong, nhang cuốn tàn là điềm gì?
- Sử dụng nhang cuốn tàn - mối hiểm họa tiềm tàng với sức khỏe
TRẦM TUỆ: LAN TỎA NIỀM TIN - SẺ CHIA CHÂN THẬT