Giỏ hàng

Sự thật về cách tạo Trầm hương từ cây Dó bầu

Thỉnh thoảng, chúng tôi nhận được câu hỏi: "Quá trình tạo ra trầm vi sinh của Trầm Tuệ dùng biện pháp khoan các lỗ nhỏ vào thân cây như vậy là làm tổn thương cây, cảm giác như con người "ác" với cây dó quá”.

Vậy sự thật là gì?

Đó là nhân là duyên của cây dó, cây hoan hỉ được cống hiến cho đời

Cây dó bầu hay gọi một cách dân dã là cây dó trầm, trầm dó. Trong tự nhiên, thân cây bị sâu kiến đục, gãy đổ... cây tiết ra nhựa để tự điều trị những chỗ tổn thương đó, lâu năm tích tụ thành trầm. Do đặc tính cây dó là loại thân gỗ thẳng đứng, xốp mềm nên nếu cây không có trầm thì không thể dùng để làm đồ gỗ gia dụng hay phục vụ cho mục đích nào khác, có chăng chỉ để làm củi đốt. 

Một cái cây sinh trưởng cả chục năm mà không thể dùng vào mục đích gì hữu ích cho cuộc sống, có đáng buồn cho chính đời cây? Ai cũng mong muốn mình sinh ra trên đời trở nên hữu ích, có thể làm đẹp cho đời, mang lợi ích cho người, đóng góp một phần dù nhỏ tạo nên giá trị cuộc sống. Chẳng ai mong muốn mình sinh ra làm một người vô dụng, cây dó cũng như vậy.

Rừng dó bầu trong vùng nguyên liệu được quy hoạch của Trầm Tuệ 

Để có những hàng rào cây xanh xinh đẹp, người ta phải định kỳ cắt tỉa. Có những loại cây ăn trái, sau mỗi vụ thu hoạch hàng năm người ta phải cưa sát gốc để xuân sang cây lại bật chồi ra nhánh mới. Hay gần nhất là những cây trồng cho bóng mát trên đường phố, cũng phải định kỳ cưa ngọn, cắt cành để cây ra nhánh mới, đó là cách làm kiểu như trẻ hóa cho cây... Việc khoan lỗ trên thân cây dó để tạo ra trầm cũng tương tự như cách người ta vẫn làm nông lâm nghiệp thông thường mà thôi. Cách chúng tôi tạo ra Trầm hương cũng gần với sự hình thành Trầm hương trong tự nhiên, đó là dùng công nghệ vi sinh chứ không phải dùng hóa chất như nhiều đơn vị sản xuất Trầm hương khác. Các bạn tham khảo bài viết: 3 phương pháp tạo Trầm hương trên cây dó bầu phổ biến nhất.

Đọc thêm: Mỗi vết thương là một sự trưởng thành

Đã có thời kỳ ở một số vùng như Bình Phước..., người dân trồng hàng ngàn hàng vạn cây dó nhưng không tìm được đơn vị khoan tạo trầm do thời gian đó những người làm trầm không tìm được đầu ra cho Trầm hương. Người dân Bình Phước phải chặt bỏ hết số cây đã trồng hàng chục năm, bao nhiêu tiền bạc, công lao như đổ sông đổ biển.

Bản thân cây cũng mong muốn được dâng hiến cho đời mùi hương trân quý, mùi hương mà người ta vẫn gọi là mùi hương thiên giới, mùi hương dành cho Phật, Thánh, vua chúa và những tầng lớp cao quý. Cây hoan hỉ được cống hiến, đón nhận những vết thương để rồi từ thứ gỗ trắng xốp ấy từng dòng nhựa cây hun đúc cùng nắng gió qua nhiều tháng năm trở thành Trầm hương quý báu. Cái mùi hương thanh dịu ngọt mà lưu hương thật lâu thật sâu ấy chẳng thể lẫn với bất kỳ thứ hương nào khác, qua hàng trăm hàng ngàn năm mà vẫn luôn được người đời xưng tụng, ngợi ca, gọi đó là “mùi hương giải thoát”. Có thể nói việc phải chịu những tổn thương để biến thành Trầm hương là nhân, là duyên của cây, sinh ra vốn như vậy. 

Nhân sinh quan cuộc sống thông qua cây dó

Trầm hương là phần gỗ màu nâu đen

Đặc điểm sinh trưởng của cây dó cũng rất khác biệt, cây thích hợp với những vùng đất khô cằn sỏi đá, khí hậu càng khắc nghiệt chất lượng trầm hương càng tốt, mùi trầm càng ngọt. Nhìn vào sự hình thành Trầm hương của cây dó mới thấy trong đó mang trọn nhân sinh quan cuộc sống. Sự khắc nghiệt, những tổn thương mà ta gặp trên đường đời thật ra đều mang đến những bài học quý giá để ta trưởng thành hơn, mạnh mẽ hơn, hữu ích hơn. Người xưa có câu “ngọc bất trác bất thành khí” (ngọc không mài dũa không thành). Kim cương được hình thành bởi áp suất lớn và nhiệt độ cao trên 1000 độ C, ngọc trai hình thành từ sự tổn thương, hổ phách được hình thành từ sự vùi lấp của nhựa cây thông dưới lòng đất hàng trăm năm.

Trên đời này, mọi điều tốt đẹp, những thứ trân quý không thể bỗng dưng mà có được, tất cả đều phải trải qua một quá trình mài dũa, tôi luyện. Nhìn rộng ra, tất cả những vĩ nhân, những nhân vật kiệt xuất đều đã từng nếm trải đủ thứ đắng cay, thử thách khắc nghiệt, từng chịu ít nhiều tổn thương, va vấp mới có thể thành tài. Bác Hồ, người cha già của dân tộc Việt chẳng đã viết:

"Gạo đem vào giã bao đau đớn,
Gạo giã xong rồi, trắng tựa bông,
Sống ở trên đời người cũng vậy,
Gian nan rèn luyện mới thành công".

Bạn muốn chịu những tổn thương để rồi thành Trầm hương trân quý hay nhàn nhạt sống rồi lụi tàn như những cây dó không tuổi không tên???

Tham khảo: 

TRẦM TUỆ: LAN TỎA NIỀM TIN - SẺ CHIA CHÂN THẬT

0977023696
article