Trà sử ghi tâm - Âm thầm trân quý
Lễ hội văn hóa Trà Việt Nam lần thứ nhất 2022 với chủ đề “Tinh hoa Trà Việt” sẽ kết thúc trong hôm nay sau 3 ngày tổ chức. Lễ hội quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nghệ nhân và người yêu trà cả nước.
Từ lâu, trà được biết như một nét văn hóa truyền thống của người dân Việt Nam, mang một vẻ đẹp rất riêng biệt, thể hiện rất rõ đời sống sinh hoạt mộc mạc của người Việt. Thưởng trà là một nghệ thuật, tổng hoà được sự tinh tế, tao nhã trong từng thao tác. Chính vì vậy, người Á Đông thường quan niệm rằng thưởng trà chính là đang đào sâu văn hoá để tìm đến sự tĩnh tại và bình yên trong tâm hồn.
Không phải ngẫu nhiên lễ hội “Tinh hoa Trà Việt” lần đầu tiên được tổ chức tại phố cổ Hội An. Thương cảng cổ Hội An từng là nơi xuất sản vật trà, chè ra thế giới, thói quen thưởng trà chừng cũng đã định hình cùng nếp sinh hoạt thường ngày. Có lẽ vì thế mà mạch sống đã kết thành những bài tình ca nơi phố Hội.
Mấy trăm năm qua, sức sáng tạo của cộng đồng trong quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa đã làm nên “Hương sắc Hội An”. Trong quá trình đó, người phố Hội chắt chiu từng vị ngọt đắng để dâng cho đời trái ngọt, hương thơm.
Theo tập "Phủ biên tạp lục" của Lê Quý Đôn, năm 1776, ghi chép về văn hóa sinh hoạt của xứ Đàng Trong và tại Hội An: "Quan viên lớn nhỏ không ai là không có nhà cửa chạm gọt, tường vách gạch đá, the màn trường đoạn, đồ đạc đồng thau, bàn ghế gỗ đàn, gỗ trắc, chén mâm đồ sứ, đồ hoa, yên cương vàng, bạc, y phục gấm vóc, chiếu đệm mây hoa, phú quý phong lưu. Binh sĩ đều ngồi trên chiếu mây, dựa quả tựa hoa, ôm lò hương cổ, hãm chè hảo hạng, uống chén sứ bịt bạc, đĩa bát thì không cái gì là không phải hàng Bắc. Đàn bà con gái đều mặc áo the và hàng hoa, coi vàng bạc như cát, thóc gạo như bùn, xa xỉ rất mực".
Mặc dù Quảng Nam không phải là xứ sản xuất trà lớn của Việt Nam, tuy nhiên hơn 400 năm trước, nơi đây người dân đã biết dùng trà để uống và chữa một số bệnh về dạ dày. Bên cạnh đó, Xứ Quảng từng là Trung tâm giao thương thế giới với các quốc gia có văn hóa trà nổi tiếng như Trung Quốc, Nhật Bản và một số quốc gia khác và chính những quốc gia đó đã đặt hàng đồ gốm làm trà cụ từ khu vực miền Trung Việt Nam và xuất khẩu qua thương cảng Hội An. Ở Hội An từng có các hãng trà sản xuất, chế biến và xuất khẩu đi các nước trên thế giới. Hiện nơi đây vẫn còn lưu giữ các hiện vật, chứng từ liên quan.
Không gian cổ kính, lịch sử của phố cổ Hội An chính là không gian đặc biệt, phù hợp cho việc thưởng trà, thư giãn, tĩnh tâm tìm về chiều sâu quá khứ, chiều sâu văn hóa của vùng đất đặc biệt này.
Tham dự lễ hội “Tinh hoa Trà Việt” có sự góp mặt của 35 địa phương, tỉnh, thành, doanh nghiệp nổi tiếng với đặc sản trà như Thái Nguyên, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Nghệ An, Lào Cai, Lạng Sơn, Hà Giang, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Yên Bái, Sơn La, Điện Biên,…Đại diện các hiệp hội liên quan ẩm thực trà, doanh nghiệp du lịch, lữ hành một số địa phương; các nghệ nhân, cơ sở sản xuất về trà và các sản phẩm liên quan đến trà.
Thông qua sự kiện, Trầm Tuệ có cơ hội giao lưu với các nghệ nhân trà, giới thiệu với mọi người về hai dòng trà: trà trầm viên và trà trầm vương cũng như câu chuyện về #Trầm_hương Việt. Từ đó được lắng nghe cảm nhận cũng như góp ý về hương vị.
Thương mời Quý khách hàng và bạn hữu gần xa ghé thăm gian hàng của Trầm Tuệ để cùng nhau chia sẻ những tâm tình bên tách trà trầm.
Địa chỉ: Số 52 Nguyễn Thái Học, Tp.Hội An
Thời gian: 9h - 22h
Tham khảo:
- Hoa đạo - hương đạo trong sắc thu Hà Nội
- Trầm Tuệ "hạ cánh" tại tòa nhà Vietnam Airlines
- Trầm Tuệ - Homefood: Câu chuyện Tết thuần Việt
- Trúc Lâm Quán Tuệ: Không gian tĩnh tâm giữa lòng Hà Nội
- Ngày hội giao lưu văn hóa Việt Nam - Đài Loan tại Trầm Tuệ
TRẦM TUỆ: LAN TỎA NIỀM TIN - SẺ CHIA CHÂN THẬT
Thương Hiệu Bán Trầm Hương Đốt Vi Sinh Uy Tín Việt Nam