Số 4 có ý nghĩa gì? Số 4 có thực sự đáng sợ?
Có quan điểm cho rằng số 4 tượng trưng cho chữ "Tử" hàm ý chết chóc nên thường kiêng kị, tránh né con số này. Thế nhưng, sự thật số 4 có đáng sợ như vậy hay không? Chúng ta cùng tìm hiểu để biết rõ nỗi sợ hãi này bắt nguồn từ đâu và những ý nghĩa của con số 4.
Lý do nhiều người kiêng kị số 4
Căn nguyên số 4 bị coi là con số mang lại những điều không may mắn là bắt nguồn từ truyền thống của người Trung Quốc. Theo tiếng Quảng Đông, số 4 có cách phát âm giống với từ “Tử”. Vì việc phát âm giống chữ “Tử” nên nó được coi là điểm gở trong phong thủy cũng không phải là điều khó hiểu. Trong các trường phái phong thủy cổ điển của Trung Quốc, người ta chú ý tới những chi tiết nhỏ và mỗi một chi tiết này lại biểu trưng cho một ý nghĩa nào đó. Xét về căn nguyên, đó chỉ là một quan niệm của người Trung Quốc, nhiều người nhắc rồi tạo nên một sự sợ hãi, kiêng cữ rất vô lý.
Tuy nhiên, nếu bạn đến từ một nền văn hóa khác, bạn sẽ có cách nhìn hoàn toàn khác với số 4. Chúng ta có 4 mùa, 4 phương, chúng ta không thể coi đó là bất hạnh, phải không? Thực chất, số 4 không phải là một con số xấu. Số 4 là một số có năng lượng mạnh mẽ; nó sẽ dạy cho chúng ta cách để tiến lên trong cuộc sống.
Ý nghĩa của số 4
Ý nghĩ số 4 theo phong thủy
Trong Kinh dịch, số 4 ứng với quẻ Địa lôi phục, là tiếng sấm nổ đầu tiên báo hiệu thời khắc đông tàn chuyển sang xuân. Hiểu sâu thì điều này tượng trưng cho sự thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp, thăng tiến.
Có vạn điều may mắn và hạnh phúc liên quan đến số 4 như một năm có 4 mùa: Xuân - Hạ - Thu - Đông; đất có 4 phương: Đông - Tây - Nam - Bắc. Ngoài ra, số 4 tạo ra hình vuông, tượng trưng cho sự vững chắc, ổn định và bình yên. Số 4 được tạo thành từ 2 cặp đôi nên sẽ thuận lợi và tốt lành hơn. Con số 4 là thành phần quan trọng trong dãy số tự nhiên, nếu thiếu đi số 4 thì sẽ mất đi sự hài hòa, âm dương ngũ hành mất đi sự cân bằng, tương sinh, tương khắc từ đó khó có thể phát triển. Con số này thể hiện sự chắc chắn và ổn định lâu dài. Số 4 còn tượng trưng cho Tứ đại đồng đường (cha, con, cháu, chít).
Nhìn ở góc độ tích cực, số 4 biểu trưng cho những điều thuận lẽ tự nhiên.
Ý nghĩa số 4 trong một số văn hóa, tôn giáo trên thế giới
Người Hy Lạp cổ đại coi số 4 như là một biểu tượng của công lý và những người Pythagore nói rằng công lý bao gồm số bằng nhau hoặc số vuông, bởi vì nó hoàn lại cho giống như thế. Và chúng được gọi là “bốn”, là con số vuông đầu tiên.
Trong Kinh thánh, số 4 biểu tượng cho sức mạnh.
Trong Đạo giáo, số 4 đề cập đến Thiên đàng, Trái đất, Đạo và Con người.
Trong đạo Hindu - số 4 liên quan đến sự hoàn hảo thiêng liêng, 4 chu kỳ yoga.
Ý nghĩa số 4 trong nhà Phật
BỐN ƠN (Tứ ân - Tứ trọng ân)
Đối với người tu học, tất cả những gì hiện hữu chung quanh mình đều có ơn nghĩa đối với mình. Cho nên tất cả mọi phụng sự của hành giả đối với xã hội, dù là cho con sâu, cái kiến, đều mang ý nghĩa của sự đền ơn. Kinh luận thường nói, có bốn đối tượng đền ơn của người tu học. Theo kinh Tâm Địa Quán, bốn ơn ấy là:
- Ơn cha mẹ: Cha mẹ sinh thành dưỡng dục là ơn đức vô cùng thâm trọng mà hành giả suốt đời không thể nào quên được.
- Ơn chúng sinh: Mọi người và mọi loài chung quanh đều là nguồn sống hoặc liên quan mật thiết tới mọi mặt của đời sống mỗi hành giả.
- Ơn quốc vương: Đời sống của hành giả được an ninh, cơm áo nhà ở có đủ, đi lại tiện lợi, không khí tự do thoải mái, làm cho việc hành đạo của hành giả được thuận lợi, dễ dàng, dân chúng an cư lạc nghiệp; đó là nhờ sự điều hành hữu hiệu của guồng máy lãnh đạo quốc gia.
- Ơn Tam Bảo: Nhờ có Phật, Pháp, Tăng mà hành giả có nơi để quay về và nương tựa như hôm nay. Tất cả những đức tính quý báu mà hành giả học hỏi và hành trì để làm nên nhân cách cao thượng cho mình, cũng như những hành trang tinh thần mà hành giả có được để phụng sự xã hội một cách tốt đẹp đều từ Tam Bảo.
BỐN SỰ THẬT (Tứ Diệu Đế)
Có thể nói Tứ Diệu Đế là giáo lí căn bản của đạo Phật. Tất cả mọi kinh điển, giới luật hay luận thuyết (thuộc Tiểu thừa cũng như Đại thừa) đều nhằm phát huy ý nghĩa sâu xa của giáo lí bốn sự thật mầu nhiệm này. Tứ Diệu Đế chỉ rõ sự thật về cuộc sống khổ đau của con người, về nguồn gốc nguyên nhân dẫn đến đau khổ, về sự chấm dứt đau khổ và phương pháp thực hành dẫn đến việc chấm dứt khổ đau. Giáo lý này bao hàm đầy đủ cả hai mặt lý thuyết và thực hành.
Đức Phật đã dạy rằng: “Nếu con người ta không hiểu rõ Tứ Diệu Đế là gì thì không có cách nào khác có thể tránh được con đường sinh tử luân hồi, không hiểu rõ Tứ Diệu Đế là gì thì sẽ không thể nào tìm được con đường để thoát ly khổ đau, trầm luân từ kiếp này sang kiếp khác”.
BỐN ĐIỀU KHÔNG THỂ ĐƯỢC (Tứ bất khả đắc)
Phật dạy rằng chúng sinh ở thế gian có bốn điều không thể nào đạt thành như ý muốn:
- Không thể nào trẻ mãi
- Không thể nào không bệnh hoạn
- Không thể nào không già
- Không thể nào không chết
Đây là chân lý chắc thật không thể nào thay đổi cho dù có né tránh không muốn nhìn nhận điều này thì nó vẫn xảy ra. Số 4 mang rất nhiều ý nghĩa, đó là sự nhắc nhở, đánh thức tâm thức mỗi người về chân lý cuộc đời, ghi nhớ lẽ vô thường để sống hướng thượng, sống yêu thương và biết cho đi.
Trong nhà Phật có dạy mọi chuyện xảy ra trên đời với mỗi người đều xuất phát từ nhân quả. "Đứng về chiều thời gian, vạn vật hiện có trong vũ trụ này, không một vật nào thoát ngoài nhân quả mà được hình thành....Biết rõ dở hay do mình, quả thật mình là chủ nhân của mọi thành bại. Đau khổ an vui, chính mình là người tạo ra. Ngày mai tươi sáng, ngày mai tối tăm, ta là người chủ động. Do thấu hiểu lý nhân quả nhân duyên, con người sẽ có sức tự tín mãnh liệt. Nhờ sức tự tín, con người mới cố gắng chuyển đổi, vươn lên trong mọi lãnh vực." (Hòa thượng Thích Thanh Từ)
Tham khảo:
TRẦM TUỆ: LAN TỎA NIỀM TIN - SẺ CHIA CHÂN THẬT
Thương Hiệu Bán Trầm Hương Đốt Vi Sinh Uy Tín Việt Nam