Giỏ hàng

Ý nghĩa của Phật sự Đại Giới đàn - Chọn người làm Phật

Từ xưa đến nay, không phải ngẫu nhiên, Đại Giới đàn nào, ban tổ chức cũng treo biểu ngữ “TUYỂN PHẬT TRƯỜNG”. Điều đó khẳng định mục đích và ý nghĩa Phật sự này là nhằm tuyển người học Phật và làm Phật, chứ không làm gì khác.

Do đó, công tác chuẩn bị của ban tổ chức là cực kỳ quan trọng. Có thể nói việc xét tuyển chọn nguời xuất gia học đạo chính thức đứng vào hàng ngũ Tăng già là điều tiên quyết, quan yếu của Giáo hội. Nó quyết định vận mệnh Tăng già trong sứ mệnh truyền đăng tục diệm, khiến cho Chánh pháp được trường tồn, chúng sinh được an lạc.

Ý nghĩa của Phật sự Đại giới đàn - Chọn người làm Phật

Theo Bích Nham Lục (Đại 48, 143, quyển Hạ) ghi: “Tuyển Phật trường là tuyển những người tu hành, sau này có khả năng thành Phật, thành Tổ. Nếu tuyển người làm Phật, Tổ mà không có con mắt như thế thì dù một nghìn năm cũng không làm được việc gì”. Xem ra tuyển người học Phật và làm Phật trở thành một Phật sự cực kỳ quan trọng không chỉ ban tổ chức giới đàn mà cả một Giáo hội Tăng già bất cứ thời đại nào, không gian nào trong sự nghiệp hoằng dương Chánh pháp, nhất là những người chính thức đứng vào hàng ngũ Tăng già thực thi sứ mệnh tự độ và độ cho người khác.

Trong Cảnh Đức Truyền Đăng Lục 14, chương Đan Hà Thiên Nhiên có kể rằng, Ngài Đan Hà lúc đầu học theo Nho, khi sắp đi thi thì có một thiền khách nói rằng chọn con đường làm quan không bằng chọn con đường làm Phật. Đan Hà hỏi: “Muốn chọn con đường làm Phật (tuyển Phật) nên đến chỗ nào?". Thiền khách đáp: “Hiện nay ở Giang Tây có Mã Đại sư xuất thế, đó là Tuyển Phật trường”. Nghe xong Ngài Đan Hà đến yết kiến Mã Đại sư. Rõ ràng, để gia nhập vào Tăng đoàn và trở thành thành viên Tăng già, biểu trưng một trong ba ngôi Tam bảo quý nhất ở đời thật không đơn giản. Vấn đề đặt ra người học đạo xuất gia phải biết nương cầu vị thầy đầy đủ giới đức, tâm đức, tuệ đức để cầu thọ giới pháp; trên hết là thể hiện sự phát Bồ đề tâm dõng mãnh và hội đủ các điều kiện được lãnh thọ giới pháp như Luật Phật quy định, ngõ hầu mới có khả năng học Phật, hành theo giáo lý Phật, chứng ngộ quả vị Phật như thệ nguyện ban đầu của mình.

Tuyển Phật trường

Biểu ngữ “TUYỂN PHẬT TRƯỜNG” được treo tại Chánh điện Thiền viện Trúc Lâm Trí Đức - nơi tổ chức Đại Giới đàn Pháp Loa 2017

Thực tế cho thấy, ngoại trừ những năm đầu từ khi Giáo đoàn của Đức Phật mới thành lập, những người đến với Đức Phật vốn đã có căn cơ, trình độ tu tập đã vững vàng, tâm linh đã được chuẩn bị đầy đủ, chỉ cần nghe Đức Phật giảng một lần, hay vài lần thì chứng quả; hoặc do nhân duyên gặp Đức Phật sau vài lần đối đáp thì bừng ngộ; cũng có trường hợp Phật phán: “Lại đây, này Tỳ-kheo!”, được gọi là Thiện lai Tỳ-kheo.

Về sau, Tăng già ngày càng phát triển. Việc thu nạp đệ tử mới của các Tỳ-kheo trong Tăng đoàn có phần dễ dãi, thiếu sự chọn lọc, đưa đến sự việc Tăng già ở vài địa phương không còn sự hòa hợp thanh tịnh, nhiều Tỳ-kheo thối thất Bồ đề tâm, buông lung, dẫn đến sự hoàn tục…, có khi còn làm tổn hại đến Tăng già. Từ đó việc gia nhập Tăng già trở nên khó khăn, đòi hỏi nhiều điều kiện hơn, nhất là khi giới luật được hình thành càng lúc càng nhiều để đáp ứng yêu cầu thanh tịnh, hòa hợp trong Tăng già giữa số lượng rất đông các Tỳ-kheo đệ tử của Đức Phật. Hay nói cách khác công tác tuyển Phật trường là Phật sự trọng đại, đòi hỏi cần xem xét nhiều nhân duyên cần và đủ thì giới tử mới đắc pháp và giới đàn mới thành tựu.
 

Tham khảo:

TRẦM TUỆ: LAN TỎA NIỀM TIN - SẺ CHIA CHÂN THẬT

Thương Hiệu Bán Trầm Hương Đốt Vi Sinh Uy Tín Việt Nam

0977023696
article