Giỏ hàng

Người bị hen, viêm mũi dị ứng nên dùng hương nhang loại gì?

Một số khách hàng sử dụng sản phẩm của Trầm Tuệ là người đang mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi dị ứng, hen suyễn, xoang,… Sau một thời gian trải nghiệm về hương trầm đã nhận thấy những chuyển biến rất tích cực trong cơ thể và chia sẻ lại với chúng tôi.

Người bị hen, viêm mũi dị ứng nên dùng hương nhang loại gì?

Viêm mũi dị ứng và hen suyễn là bệnh gì? 

Trong điều kiện thời tiết lạnh, giao mùa giữa mùa đông và xuân, nhiệt độ chênh lệch giữa ban ngày và ban đêm rất lớn như hiện nay cộng với các yếu tố ô nhiễm môi trường như khói, bụi… thì các chứng bệnh dị ứng có nhiều điều kiện để phát triển và gia tăng. Hai bệnh lý về đường hô hấp thường gặp nhất là viêm mũi dị ứng và hen suyễn. Viêm mũi dị ứng có thể tác động lên hen suyễn và ngược lại. 

Người bị hen, viêm mũi dị ứng nên dùng hương nhang loại gì?

Viêm mũi dị ứng có thể tác động lên hen suyễn và ngược lại (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)

Viêm mũi dị ứng là tình trạng viêm lớp lót (niêm mạc) trong mũi và hầu họng. Tình trạng viêm làm cho lớp lót này trở nên nhạy cảm bất thường, có thể bị bị kích ứng và viêm không phải do vi rút, vi khuẩn mà do các tác nhân từ môi trường như phấn hoa, lông động vật, lông sâu, bướm, khói bụi, mạt nhà, không khí lạnh, mùi khó chịu, ăn thực phẩm có nhiều kích thích (tiêu, ớt,…), các loại khói (khói thuốc lá, khói hương hóa chất),... 

Hen suyễn là một bệnh lý ở hệ hô hấp, trong đó, đường phế quản bị thu hẹp lại do phản ứng với tác nhân gây dị ứng như bụi, thú nuôi trong nhà, nấm mốc, phấn hoa, khói, mùi, bụi nước, rượu, thuốc lá; không khí lạnh; một số thuốc chữa bệnh hay các kích thích về cảm xúc. Đường hô hấp bị thu hẹp sẽ tạo nên những cơn rít, thở nhanh, ngực bị co ép và ho. Tình trạng cấp tính trầm trọng của suyễn được gọi là lên cơn hen. Dấu hiệu của cơn hen là thở dồn dập và khò khè; ho từng cơn tạo ra đờm trong; có dấu hiệu thắt ngực, thở khó khăn, thở ra nhiều; nhịp tim nhanh, tiếng từ trong cuống phổi khiến người bệnh xanh xao vì thiếu ôxy và có thể bị đau ngực hay mất tri giác. Cơn suyễn nguy hiểm có thể làm ngừng hô hấp và có thể dẫn đến tử vong.

Theo Học viện Dị ứng, Hen suyễn & Miễn dịch học Hoa Kỳ (AAAAI), có khoảng 10-30% dân số thế giới mắc chứng viêm mũi dị ứng. 

Viêm mũi dị ứng thường được chia thành hai dạng bao gồm:

  • Viêm mũi dị ứng theo mùa (thể có chu kỳ): Hay còn gọi là viêm mũi dị ứng thời tiết, thường xảy ra ở một vài thời gian nhất định trong năm
  • Viêm mũi dị ứng quanh năm (thể không có chu kỳ): Là tình trạng bất cứ khi nào gặp phải các yếu tố dị ứng thì mũi đều bị kích ứng và viêm

Người bị hen suyễn, viêm mũi dị ứng, xoang nên dùng hương nhang loại gì?

 Viêm mũi dị ứng không gây nguy hiểm đến tính mạng, cũng không thuộc bệnh truyền nhiễm hoặc cần phải cấp cứu, nhưng gây ra nhiều phiền toái đến cuộc sống và ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của người bệnh (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)

Mối liên hệ biện chứng giữa bệnh viêm mũi dị ứng và hen suyễn

Có khoảng 28-78% bệnh nhân bị hen có thêm bệnh viêm mũi dị ứng. Ngược lại có khoảng 5-15% bệnh nhân viêm mũi dị ứng có bệnh hen kèm theo. Một số công trình nghiên cứu cho thấy bệnh hen - dị ứng có tỉ lệ mắc viêm mũi dị ứng là 99% đối với người lớn và 93% bệnh nhân tuổi thanh niên. Theo Greisner.W.A - Trường Đại học Brown ở Mỹ sau 23 năm đã theo dõi ghi nhận: Bệnh nhân đang bị viêm mũi dị ứng có nguy cơ mắc bệnh hen về sau cao gấp 3 lần so với người không bị bệnh.

Tuy viêm mũi là bệnh lý thuộc về chuyên khoa tai mũi họng, hen suyễn thuộc chuyên khoa hô hấp nhưng lại có liên quan vì chung một đường thở. Theo nghiên cứu có hơn 80% bệnh nhân hen bị viêm mũi dị ứng, 10 - 40% bệnh nhân viêm mũi dị ứng bị hen. Ở Việt Nam thì 35,5% bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng đồng thời bị hen. Nhiều người xem thường viêm mũi dị ứng, nhưng đó là một trong những yếu tố khởi phát và nguy cơ của bệnh hen. Theo tổ chức Y tế thế giới, hen suyễn là một trong những bệnh mạn tính phổ biến nhất thế giới và tần suất đang gia tăng đáng sợ.

Triệu chứng viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng theo mùa đa phần xảy ra vào đầu mùa lạnh hoặc đầu mùa nóng, nóng ẩm, tỷ lệ mắc bệnh tùy thuộc vào thời tiết. Người bệnh thường gặp các triệu chứng như sau:

  • Thấy cay cay trong mũi, ngứa mũi, dẫn đến hắt hơi liên tục
  • Cay mắt, đỏ mắt, ngứa khô mắt, chảy nước mắt
  • Chảy nhiều nước mũi trong suốt giống như nước lã
  • Vùng vòm hầu họng có cảm giác ngứa
  • Những cơn hắt hơi chảy nước mũi xuất hiện nhiều hơn vào lúc sáng sớm vừa ngủ dậy, đến tối lại dịu đi
  • Đôi khi còn cảm thấy khó thở, mệt mỏi, sợ ánh sáng
  • Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể kèm theo khóc nhiều do khó chịu; lười bú, chán ăn và khó ngủ do nghẹt mũi

Người bị hen, viêm mũi dị ứng nên dùng hương nhang loại gì?

Có rất nhiều tác nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)

Nguyên nhân viêm mũi dị ứng

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng là do cơ thể giải phóng histamin khi tiếp xúc với các tác nhân dị ứng. Histamin là một chất hóa học tự nhiên giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây dị ứng nhưng nó lại gây viêm mũi dị ứng. Những người có cơ địa dị ứng (nhạy cảm); tiền sử gia đình mắc bệnh dị ứng; người bị hen suyễn, chàm có nguy cơ cao mắc viêm mũi dị ứng.

Các yếu tố gây bệnh viêm mũi dị ứng khác còn bao gồm

Các yếu tố gây dị ứng trong nhà

  • Mạt bụi nhà: Các loại mạt bụi nhà phổ biến gây dị ứng ở Việt Nam bao gồm: Dermatophagoides Pteronyssinus, Dermatophagoides Farinae, Blomia Tropicalis. Mạt bụi nhà tập trung nhiều ở thảm trải sàn, đệm giường, chăn, vải trải giường, gối v.v… Mạt bụi nhà thích hợp với môi trường có độ ẩm cao khoảng 75-80%, nhiệt độ khoảng 25oC -30oC và thường gây các triệu chứng dị ứng quanh năm
  • Nấm mốc: Phát triển ở những nơi ẩm ướt, tối tăm. Các bào tử nấm phát tán khắp nơi và thường gây các triệu chứng dị ứng quanh năm
  • Ngoài ra còn có lông chó mèo; lông, vụn vải từ quần áo, chăn mền; nước hoa, mỹ phẩm; sữa tắm, xà phòng, nước xả vải; mùi thức ăn, nấm mốc…

Các yếu tố gây dị ứng trong không khí: Phấn hoa; lông sâu, bướm; bụi lúa trong mùa gặt; khói, bụi; mùi rác thải, gió, không khí lạnh, mưa…

Các yếu tố gây dị ứng liên quan đến nghề nghiệp: Bụi phấn ở trường học; hóa chất trong các nhà máy; sợi vải trong các xưởng may; lông động vật trong các lò giết mổ;; bụi xi măng trong các nhà máy vật liệu; bụi gỗ trong các xưởng mộc…

Các yếu tố gây viêm mũi dị ứng tiềm ẩn ở mọi nơi nên chứng bệnh này rất dễ tái phát. Người có hệ miễn dịch tốt thì các triệu chứng có thể giảm nhẹ hơn. Ngoài ra còn một yếu tố gây dị ứng vô cùng quan trọng mà ít người phát hiện ra đó là khói hương nhang trong chùa đình hoặc đang thắp ở nhà. Cụ thể ở đây là hương hóa chất hay còn gọi là hương cuốn tàn, hương mùi nước hoa.

Người bị hen suyễn, viêm mũi dị ứng, xoang nên dùng hương nhang loại gì? hương cuốn tàn

Hương cuốn tàn - yếu tố gây viêm mũi dị ứng mà ít người phát hiện ra (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)

Phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng

Mặc dù bệnh viêm mũi dị ứng không gây nguy hiểm đến tính mạng, cũng không thuộc bệnh truyền nhiễm hoặc cần phải cấp cứu, nhưng bệnh gây ra nhiều phiền toái đến cuộc sống và ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của người bệnh. Hơn nữa, do bị nghẹt mũi cho nên người bệnh đa phần phải thở bằng miệng, dẫn đến viêm họng, viêm phế quản, rất có thể sẽ dẫn tới bệnh hen suyễn. Người bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính cần được chữa trị, nếu không sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, suy giảm trí nhớ, khó chịu, lo lắng và đôi khi dẫn đến trầm cảm.

Để phòng ngừa viêm mũi dị ứng, bác sĩ khuyên người dân nên:

  • Tăng cường miễn dịch: Khi miễn dịch yếu, cơ thể rất dễ bị dị ứng. Do đó, tăng cường hệ miễn dịch là một trong những cách tốt nhất để bảo vệ cơ thể tránh khỏi viêm mũi dị ứng.
  • Tránh xa các tác nhân gây dị ứng: Khi biết bản thân bị dị ứng với chất gì, hãy cố gắng tránh tiếp xúc với chất đó. Đeo khẩu trang trong vùng có nguy cơ xuất hiện các chất gây dị ứng là biện pháp phòng vệ tốt cho người bệnh.
  • Bảo vệ tai mũi họng: Tai mũi họng là một hệ thống thông với nhau, nên bảo vệ vùng tai và họng tốt sẽ giúp mũi khỏe mạnh để giảm bớt nguy cơ bị viêm mũi dị ứng nặng hơn.
  • Đặc biệt, thời tiết lúc giao mùa hay thay đổi thất thường từ nóng sang lạnh, dễ khiến cho cơ thể bị ốm. Những người có cơ địa dị ứng, thường hay bị bệnh cần chủ động giữ ấm cơ thể: mặc ấm, quàng khăn cổ, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và tránh tắm quá khuya.

Hương Trầm - hương cho người bị hen suyễn, viêm mũi dị ứng

Nhiều khách hàng chia sẻ với Trầm Tuệ trước đây thường lầm tưởng bản thân do mẫn cảm nên bị dị ứng với khói hương. Nhưng khi thử dùng sản phẩm hương của Trầm Tuệ mới phát hiện ra không phải. Thứ họ dị ứng là hóa chất tạo hương liệu được trộn vào bột hương trong quá trình sản xuất. Đây là nguyên nhân vì sao khi thắp hương khi đi lễ chùa và thắp trên ban thờ tại gia người bị hen sẽ bị ho; còn người bị viêm mũi dị ứng thường chảy nước mắt, ngứa mũi và hắt xì liên tục.

Chị Phan Thanh Huyền (Hà Nội) - khách hàng của Trầm Tuệ. Chị mắc bệnh hen và sau khi chuyển sang dùng nhang Trầm Tuệ, chị thấy rất dễ chịu, không có cảm giác khó thở 

Theo nguyên cứu về các hoạt chất từ thực vật có khả năng chống ung thư, kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của nấm mốc, vi rút, vi khuẩn, các nhà khoa học đã phát hiện ra sesquiterpen tìm thấy từ Trầm hương nằm trong danh sách những chất như vậy. Lương y ngày xưa thường kê Trầm hương trong các bài thuốc do trầm có tính kháng sinh mạnh, giúp tạo kháng thể mạnh hỗ trợ diệt khuẩn, làm lành tổn thương từ bên trong lẫn bên ngoài cơ thể.

Người bị hen suyễn, viêm mũi dị ứng, xoang nên dùng hương nhang loại gì nhang trầm hương sạch

Kế thừa những thành tựu nghiên cứu của các nhà khoa học đã dành cả đời nghiên cứu về Trầm hương cùng với việc làm chủ vùng nguyên liệu, Trầm Tuệ đã tạo ra những sản phẩm hương trầm sạch, không sử dụng bất kì hóa chất tạo mùi thơm, tạo tàn cong hay chất bảo quản. Trầm Tuệ luôn đặt tiêu chí SẠCH - THẬT - AN TOÀN lên hàng đầu vì mỗi nén hương trầm được làm ra chắt chiu từ những tinh túy của đất trời, không chỉ để nối kết tâm linh mà trên hết là lợi ích của người sử dụng. 

Khách hàng có tiền sử bị bệnh viêm mũi dị ứng hay hen suyễn sau khi trải nghiệm các sản phẩm của Trầm Tuệ nhận thấy không còn những phản ứng tiêu cực như khi sử dụng hương hóa chất, hệ hô hấp dễ chịu, cơ thể cũng thoải mái hơn và đã giới thiệu cho bạn bè cũng bị các bệnh về hô hấp sử dụng. Điều này cho thấy nếu không phát hiện ra và cứ tiếp tục sử dụng những thứ hương bẩn độc hại thì sẽ ảnh hưởng khôn lường tới sức khỏe.

Tham khảo:

TRẦM TUỆ: LAN TỎA NIỀM TIN - SẺ CHIA CHÂN THẬT

Thương Hiệu Bán Trầm Hương Đốt Vi Sinh Uy Tín Việt Nam

0977023696
article