Giỏ hàng

Đầu năm đi lễ chùa, nên lưu ý những điều gì để tránh phạm lỗi

Phong tục lễ chùa đầu xuân trở thành yếu tố tâm linh gắn liền với văn hóa tín ngưỡng của người Việt, như hơi thở của cuộc sống, là thói quen, nét đẹp của nền văn hóa Việt. Đi lễ chùa với ý nghĩa đúng đắn nhất đó là hướng mỗi người về với sự thiện lành, hướng về cõi Phật, cầu cho bản thân và gia đình dồi dào sức khỏe, hạnh phúc, quốc thái, dân an, mùa màng tươi tốt. Đây là một trong những nét đẹp văn hóa mà dân gian đã gìn giữ và lưu truyền trong suốt hàng ngàn năm qua.

Chùa là nơi thờ Phật, là nơi truyền bá tư tưởng của đức Phật. Vậy nên khi đến chùa thì nên giữ cho tâm ý thanh tịnh. Không phải dâng lễ to, cúng hoành tráng là có thể thể xin được nhiều hơn. Nếu như chúng ta không biết trân trọng giá trị cuộc sống, hành xử không đúng pháp luật, sống không có đạo lý làm người, lại muốn làm giàu bằng con đường bất chính, muốn hưởng thụ mà không lao động thì không vị Phật nào có thể gia hộ cho được.

Đầu năm đi lễ chùa, nên lưu ý những điều gì để tránh phạm lỗi

Đi lễ chùa cái tâm phải thật trong sáng, tâm không thành, lại cầu xin rất nhiều thứ, đó là tham. Nhiều người đi lễ chùa nhưng không biết chùa đó thờ ai, các bàn thờ tưởng nhớ đến vị nào, thậm chí còn có sự so sánh giữa chùa này với chùa khác, nơi đâu thiêng hơn, nơi đâu cầu xin được nhiều tiền tài, vật chất hơn. Đó là những quan niệm sai lầm, không đúng với giáo lý nhà Phật.

Ngay cả việc đốt vàng mã, cũng không phải nghi thức trong đạo Phật, đây được coi là một hình thức mê tín. Một số người chưa hiểu hết ý nghĩa khi đến chùa, có nhiều người đến chùa hái lộc, bẻ cành, có những người ăn mặc hở hang làm mất đi cảnh quan nơi chốn tôn nghiêm.

Những điều lưu ý khi đi lễ chùa

  • Không đi cửa chính vào chùa: Khi bước vào nhà chính của chùa là nên bước vào từ cửa bên, không bước vào cửa chính giữa; đồng thời không dẫm lên bậu cửa, phải bước qua bậu cửa, nếu không sẽ phạm tội bất kính.
  • Khi lễ chùa việc mà bạn nên làm là thắp hương tại lư, đỉnh đặt bên ngoài sân chùa, hạn chế thắp hương trong chùa. Lưu ý nên chọn những loại hương nhang sạch để bảo vệ sức khỏe cho Tăng ni và cộng đồng nói chung. 
  • Không mang đồ ăn mặn vào chùa, không đặt lễ mặn, đặt lễ tiền vàng mã, tiền âm phủ dâng lên ban thờ Phật.
  • Không đi cắt ngang mặt những người đang quỳ lạy. Khi bước đi không nên cắt ngang qua mặt những người đang quỳ lạy. 
  • Không nên đứng hoặc quỳ chính giữa Phật đường. Đây là vị trí thường dành cho trụ trì của nhà chùa, vì thế không nên đứng hoặc quỳ ở đó. Khi lễ Phật nên đứng chếch sang bên một chút để thể hiện sự tôn kính. 
  • Tuyệt đối không cho trẻ em đùa nghịch trong chánh điện và các điện thờ, không để trẻ sờ mó vào tượng Phật, cũng không tự ý mang bất cứ món đồ nào trong chùa về nhà.
  • Cấm không sử dụng đồ ăn thức uống của nhà chùa tùy ý nếu chưa được cho phép. 
  • Không nói chuyện to, không đùa giỡn, không khạc nhổ.
  • Không được tùy tiện hái hoa, bẻ cành, hái lộc. Nếu làm điều này không những không có lộc mà khiến bạn bị tổn phước rất lớn.

Đi lễ chùa nên mặc gì?

Nhiều người vẫn quan niệm đi chùa vào mùng 1 để cả năm được bình an. Chùa chiền vốn là chốn linh thiêng, là nơi thờ tụng vì vậy bạn nhất định phải ăn mặc lịch sự, kín đáo. Cụ thể là:

  • Lựa chọn những trang phục có màu sắc nhã nhặn, đặc biệt là có cùng tông màu với áo tràng, áo lam Phật tử với lựa chọn này vừa thể hiện lòng thành kính với bề trên lại tăng lên nét giản dị, dịu dàng.
  • Đến những chốn linh thiêng như chùa chiền thì bạn nhất định phải mặc áo cổ kín, áo dài tay, nếu là áo khoác thì nên là áo bẻ cổ để vừa gọn gàng, lịch sự.

Không nên mặc gì khi đi chùa?

  • Tuyệt đối không mặc đồ hở hang, đồ mỏng có thể nhìn xuyên thấu.
  • Không mặc áo trễ cổ, sát nách, áo dây
  • Không nên diện những trang phục như quần bó sát, quần giả váy… có thể không hở hang nhưng lại gây phản cảm cho người nhìn.
  • Không mặc quần soóc, váy, quần tất lưới đi chùa vì vừa mất mỹ quan lại thiếu sự tôn kính ở nơi thờ Phật.

Đầu năm đi lễ chùa, nên lưu ý những điều gì để tránh phạm lỗi

Lựa chọn những trang phục có màu sắc nhã nhặn, đặc biệt là có cùng tông màu với áo tràng, áo lam Phật tử với lựa chọn này vừa thể hiện lòng thành kính với bề trên lại tăng lên nét giản dị, dịu dàng

Tham khảo:

TRẦM TUỆ: LAN TỎA NIỀM TIN - SẺ CHIA CHÂN THẬT

Thương Hiệu Bán Trầm Hương Đốt Vi Sinh Uy Tín Việt Nam

0977023696
article