Giỏ hàng

Ý nghĩa cao cả trong việc xuất gia tìm đạo của Ðức Phật

Thành tâm hướng về lễ kỷ niệm lần thứ 2627 năm ngày Thái tử Tất Đạt Đa vượt thành xuất gia tìm đạo.

Mùng 8 tháng 2 năm 605 TCN - Mùng 8 tháng 2 năm 2022 (Nhâm Dần)

Ngày Đức Phật xuất gia là ngày khơi dậy một niềm tin vĩ đại mà Ngài đã cho tất cả chúng sanh:“Tất cả chúng sanh đều có thể thành Phật”.

Hằng năm cứ đến ngày 8 tháng 2 âm lịch, Phật tử khắp nơi lại thành tâm tổ chức lễ kỷ niệm ngày xuất gia cũng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Vào ngày rằm tháng tư năm 623 TCN tại vườn  Lâm Tỳ Ni gần thành Ca Tỳ La Vệ, nơi hiện nay là vùng biên giới giữa Nepal và Ấn Độ, Đức Phật Thích Ca giáng sinh có tên là Tất Đạt Đa, làm Thái tử con vua Tịnh Phạn và Hoàng hậu Ma Da. Vua Tịnh Phạn trị vì một vương quốc nhỏ của bộ tộc Thích Ca.

Tuy ở trong nhung lụa được hầu hạ sung sướng từ nhỏ nhưng Thái tử luôn đau đáu, ưu tư về nỗi khổ của chúng sanh. Ngài sớm đã  giác ngộ về vô thường, sự tạm bợ của hạnh phúc thế gian và nuôi dưỡng ý chí xuất gia cầu đạo, hầu cứu vớt chúng sanh.

Ngài đi dạo ngoài thành thấy cảnh già, bệnh, chết Ngài hỏi Xa Nặc ta có già, bệnh, chết hay không. Xa Nặc đáp rồi Ngài cũng sẽ già, bệnh, chết. Ngài nhận ra rằng cho dù Ngài là con vua cũng không thể thoát được cảnh già, bệnh và chết.

Đức Phật sau khi dạo bốn cửa thành, thấy cảnh già bệnh chết Ngài liền đặt ra ba nghi vấn về thân phận con người:

  • Con người từ đâu đến đây?
  • Chết rồi sẽ về đâu?
  • Làm sao chấm dứt mầm sanh tử khổ đau này?

Vì thế Ngài quyết tâm đi tu để giải quyết ba nghi vấn ấy. Lòng Ngài nặng trĩu tình thương chúng sinh đang chìm đắm trong bể khổ.

Đêm mùng 8 tháng 2 âm lịch, Thái tử từ bỏ tất cả, vợ đẹp con thơ, cung vàng điện ngọc, đổi chuỗi anh lạc mặc áo rách sa môn, từ nay bắt đầu cuộc sống không nhà của người xuất gia cầu đạo. Khi đó Ngài mới 19 tuổi.

Ngài bắt đầu học đạo với các vị tiên và tu chứng tới tứ thiền. Nhưng chưa giải quyết được vấn đề sanh tử nên từ giã đi nơi khác. Đến vị tiên dạy tu chứng tới Phi phi tưởng xứ, cũng vẫn chưa giải đáp được; cuối cùng Ngài cũng từ giã mà đi.

Bấy giờ Ngài quyết tâm tu khổ hạnh, nhưng suốt sáu năm tu khổ hạnh đến kiệt sức cũng không đạt kết quả. Ngài thức tỉnh khổ hạnh không phải là phương pháp để đạt được giác ngộ nên đã cội rửa sạch sẽ, ăn uống chừng mực, đến cội cây Bồ đề quyết tâm dũng mãnh tu cho đến khi giác ngộ mới thôi. Tại gốc cây Bồ đề, Ngài phát thệ nguyện: “Nếu không thành đạo dù xương tan thịt nát cũng không rời khỏi chỗ này”.

Ý nghĩa cao cả trong sự xuất gia tìm đạo của Ðức Phật

“Những chiến sĩ chiến thắng quân địch ở ngoài chiến trường, thường được ca tụng là anh hùng. Càng chiến thắng được nhiều quân địch càng được hoan hô là anh hùng cái thế. Nhưng những kẻ anh hùng cái thế ấy, như Nã Phá Luân, Thành Cát Tư Hãn, Xê Ða có thắng được chính mình? Cho nên thắng người đã khó mà thắng mình lại khó hơn. Ðức Phật đã thắng cả ngoại cảnh lẫn nội tâm, đã thắng được giặc Ma Vương Dục Vọng. Ðức Phật thật xứng đáng với danh hiệu Ðại Hùng Ðại Lực.

Ngài không phải vì quyền lợi của riêng mình mà chiến đấu. Ngài chiến đấu vì tình thương. Mà tình thương ở đây cũng không phải chỉ tình thương trong phạm vi hẹp hòi của gia đình: thương cha mẹ, vợ con, bạn bè. Tình thương ở đây là tình thương chúng sanh, tất cả cõi đời. Tình thương ấy nó rộng sâu như trời bể, thiết tha như tình mẹ thương con. Ðức Phật thật xứng đáng với danh hiệu Ðai Từ Ðại Bi.

Lại tình thương ấy, Ngài đã hoan hỷ lìa bỏ ngôi báu cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con ngoan, đàn hay múa đẹp, mùi ngon vị lạ để sống một đời kham khổ, đạm bạc, thiếu thốn, giữa rừng thiêng nước độc. Khi rời bỏ thứ mà người đời cho là quý báu nói trên, Ngài không một phút giây nào hối tiếc, muốn quay về để hưởng thụ lại. Bằng cớ là Ma Vương đã sai con gái mình giả làm nàng Gia Du đến kêu gọi van xin Ngài trở về cung, mà Ngài không một chút bận tâm thối chuyển. Ngài xứng đáng với danh hiệu là Ðại Hỷ Ðại Xả.

Cho nên ngày nay, mỗi khi xưng tán danh hiệu Ngài, chúng sanh không thể không suy gẫm cái ý nghĩa sâu sắc và đúng đắn mà người đời từ xưa đến nay đã tôn xưng Ngài là Ðại Hùng, Ðại Lực, Ðại Từ, Ðại Bi, Ðại Hỷ, Ðại Xả.” - (Hòa Thượng, Tổ sư Thích Thiện Hoa)

Người học đạo khi biết được đời sống của Đức Phật từ sơ sinh đến thành đạo, thì chúng ta phải phải phát tâm Bồ đề rộng lớn, nguyện vì đời, vì đồng bào, đồng loại mà tu hành, chứ không phải vì ích lợi riêng của cá nhân.

Hòa thượng Tổ sư Thích Thiện Hoa dạy rằng: Chúng ta lại phải phát tâm dõng mãnh, tích cực trong sự tu hành; một khi vào đường đạo, thì dù gặp nguy nan, hiểm trở khó khăn cũng nhất quyết không thối lui quay gót. Chúng ta phải tập cho được cái đức kiên trí như Ðức Phật khi ngồi thiền định dưới gốc Bồ đề.

Ðược như vậy mới xứng đáng là chân chánh Phật tử.

Tham khảo:

TRẦM TUỆ: LAN TỎA NIỀM TIN - SẺ CHIA CHÂN THẬT

Thương Hiệu Bán Trầm Hương Đốt Vi Sinh Uy Tín Việt Nam

0977023696
article