Giỏ hàng

Nghi thức cử bát cúng cơm trong bữa trưa Trầm Tuệ

Bát cơm cũng chính là biểu trưng cho linh khí của trời đất, là một linh khí thuần khiết và thanh sạch. Để thể hiện lòng thành kính của con cháu với ông bà, tổ tiên và thần Phật, trong mâm cơm cúng của người Việt không khi nào thiếu bát cơm. Trong các chùa, khi thọ trai (ăn cơm trưa), thường có nghi thức cúng cơm, Tăng Ni, Phật tử đưa bát cơm ngang trán để dâng cúng. Ngoài ý nghĩa như trên còn một ý nghĩa nữa là để tránh hơi thở và nước bọt của chúng ta không văng vào bát cơm khi tụng kinh cúng dường, điều này càng thể hiện rõ hơn về sự cung kính Tam Bảo.

Khi ăn, mọi người thầm quán tưởng: 

  • Thứ nhất: Quán thức ăn này từ đâu đem đến, công của người nhiều hay ít.
  • Thứ hai: Quán công đức của mình đủ hay thiếu, mà nhận thức ăn này.
  • Thứ ba: Quán thức ăn này cốt để dẹp tham, sân, si.
  • Thứ tư: Quán thức ăn này như uống thuốc, trị bịnh ốm gầy.
  • Thứ năm: Quán vì thành tựu đạo nghiệp, mới thọ nhận thức ăn này

Chắc hẳn với những ai đã từng đặt chân đến Trầm Tuệ và dùng bữa cùng chúng tôi đều đã được tham gia nghi thức cúng cơm trong mỗi bữa ăn. Trước khi dùng cơm, tất cả dâng bát cơm ngang trán, đồng thanh niệm danh hiệu Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni 3 lần rồi mới ăn cơm trong chánh niệm. 

Là một doanh nghiệp Phật tử, việc đưa nghi thức cử bát cúng cơm vào trong doanh nghiệp cũng mang mục đích nhắc nhở mỗi thành viên trong đội ngũ Trầm Tuệ luôn ghi nhớ để biết quý trọng thức ăn, từ bỏ sự tham lam, sân si và phát triển tình yêu thương đối với mọi người, mọi loài. Khi dùng bữa, cũng chính là lúc hành trì, tu tập, chứ không phải để thỏa mãn sự đói khát và tham dục của mình. 

Một vài hình ảnh khách hàng đến dùng cơm trưa tại Trầm Tuệ:

 
 
0977023696
article