Giỏ hàng

Tháng 7 có phải là tháng cô hồn?

Không ít người quan niệm tháng 7 âm lịch là "tháng cô hồn", là tháng gắn với những điều xui xẻo, từ đó sinh ra tâm lý lo lắng, sợ hãi.

Quan niệm tháng cô hồn bắt nguồn từ đâu?

Người ta tin rằng tháng 7 âm lịch là tháng cô hồn, tháng "mở cửa mả". Đây là quan niệm dân gian, có tính phổ biến và bắt nguồn từ Đạo giáo của người Trung Quốc. Họ cho rằng, từ ngày 2/7 âm lịch, Diêm Vương bắt đầu mở Quỷ Môn Quan cho quỷ đói được trở về dương gian. Sau đó, cánh cửa sẽ đóng lại đúng vào đêm 14/7 âm lịch. Để tránh quỷ đói quấy phá cuộc sống, người dân nên cúng cháo, gạo… Vi Lê Minh - nhà nghiên cứu văn hóa ở Trung Quốc - cho rằng một số địa phương ở nước này còn gọi đây là "Quỷ tiết", "Thi cô", là thời điểm cầu nguyện cúng vái. Niềm tin ấy vốn bắt nguồn từ Đạo giáo, sau đó ảnh hưởng mạnh trong dân gian Trung Quốc. Vào những ngày này, dân gian Trung Quốc bày hương án cúng tế ma quỷ, thả đèn trôi sông nhằm chỉ lối dẫn đường cho các linh hồn ma quỷ bị chết oan từ nhiều kiếp trước bước qua cầu Nại Hà để đầu thai.

Với phật tử Trung Hoa, họ còn gọi cúng cô hồn là "phóng diệm khẩu", tức là cúng để bố thí và cầu nguyện cho loài quỷ đói miệng lửa. Tên gọi này có liên quan đến câu chuyện giữa ông A Nan Ðà (thường gọi tắt là A Nan) với một con quỷ miệng lửa (diệm khẩu). Một buổi tối, A Nan đang ngồi trong tịnh thất thì thấy một con ngạ quỷ thân thể khô gầy, cổ nhỏ mà dài, miệng nhả ra lửa bước vào. Quỷ cho biết rằng ba ngày sau, A Nan sẽ chết và sẽ luân hồi vào cõi ngạ quỷ miệng lửa, mặt cháy đen như nó.

A Nan sợ quá, bèn nhờ quỷ bày cho phương cách tránh khỏi khổ đồ. Quỷ đói nói: “Ngày mai ông phải thí cho bọn ngạ quỷ chúng tôi mỗi đứa một hộc thức ăn và soạn lễ cúng dường Tam Bảo thì ông sẽ được tăng thọ, còn tôi sẽ được sinh về cõi trên”. A Nan đem chuyện bạch với Ðức Phật. Đức Phật bèn cho bài chú gọi là “Cứu bạt diệm khẩu ngạ quỷ Ðà La Ni”. A Nan đem tụng trong lễ cúng và được thêm phúc thọ.

mâm cúng thí thực cô hồnmới đầy đủ nhất

Tháng bảy Âm lịch còn gọi là tháng "xá tội vong nhân", tức là thời gian các vong hồn được thả tự do. Trong những ngày này, người dân thường lập đàn cầu siêu hoặc cúng thí (bố thí) thức ăn cho các cô hồn (Ảnh minh họa - Nguồn: Internet)

Còn ở Việt Nam, tương tự, người ta cho rằng ngày rằm tháng 7 là ngày xá tội vong nhân hay tháng 7 là tháng mở cửa địa ngục cho những vong hồn dưới âm phủ được lên cõi trần gian. Vì vậy, người ta bày mâm cúng thí thực cô hồn, đốt vàng mã cho người âm. Người dân cũng quan niệm rằng, tháng cô hồn là tháng ma quỷ, không đem lại may mắn nên kiêng kị hầu hết các công việc cưới hỏi, khởi công xây dựng, mua sắm, đi xa,… đều tránh tháng 7.

Tháng 7 không phải tháng cô hồn, tháng 7 là tháng tu học và nuôi dưỡng tâm hiếu hạnh

Những năm gần đây, quan điểm về tháng cô hồn mặc dù vẫn còn nhưng đã bớt đi màu sắc mê tín. Khi Phật pháp được xiển dương thì cái nhìn về “tháng cô hồn” đã không còn nặng nề như trước kia.

Theo tinh thần nhà Phật, tháng 7 là tháng Vu Lan, là thời điểm nhắc nhớ về công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ mình và thể hiện bằng những việc làm thiết thực. Ngày Rằm tháng Bảy là ngày Chư Tăng tự tứ, ngày tăng thêm tuổi hạ, ngày Phật hoan hỷ. Một số chùa thường thiết lập trai đàn chẩn tế để "tài pháp nhị thí" cho các cô hồn ngạ quỷ vất vưởng. Đồng thời đây là dịp các phật tử đến chùa cầu siêu cho ông bà tổ tiên đã qua đời.

tháng 7 là tháng vu lan báo hiếu không phải tháng cô hồn

Thay vì những kiêng kị không có cơ sở về "tháng cô hồn", mọi người nên làm điều thiện, tu tâm tích đức, mở rộng tấm lòng bi mẫn tới khắp pháp giới chúng sinh (Ảnh minh họa - Nguồn: Internet)

Đối với Phật tử, tháng 7 là còn là tháng tu học. Bởi tháng 7 đến, các Phật tử đều phát tâm tu hành tinh tấn, siêng tụng kinh, lễ Phật, phát tâm trai giới, đây cũng là thời điểm để mỗi người trau dồi, làm tăng trưởng thêm tâm hiếu và hạnh hiếu. Còn việc “thí thực cô hồn” trong dịp này nên hiểu dưới góc độ là việc làm để tăng trưởng hạnh bố thí cho những vong hồn vất vưởng chưa được siêu thoát. Qua lễ cúng thí thực cô hồn, cùng với tâm từ bi cộng hưởng với năng lực tu hành đức độ của những bậc chân tu sẽ tác động vào thần thức của cô hồn, giúp cô hồn, ngã quỷ tỉnh ngộ và siêu thoát. Việc cúng cô hồn là một lễ tiết có tính thứ yếu trong mùa lễ hội Vu Lan mà thôi. Tốt nhất các Phật tử nên cúng lễ phẩm chủ yếu là thực phẩm, không nên lãng phí tiền bạc cho việc mua sắm vàng mã, rải tiền lẻ... Thay vào đó là bố thí, phóng sinh, làm các việc từ thiện. Với những ai có cha mẹ đã quá vãng thì nên tích cực làm những việc thiện lành, cúng dường trai tăng để hồi hướng công đức cho tổ tiên, ông bà sớm được siêu thoát. 

Hiểu đúng tinh thần nhân quả của đạo Phật thì ngày nào cũng là ngày tốt, tháng nào cũng là tháng tốt và không có ngày, tháng nào xấu. Ngày xấu hay ngày tốt xuất phát từ quan niệm, tốt hay xấu do tự thân mỗi người mà ra. Nếu mỗi người siêng làm các việc thiện, siêng tu tập, để tăng phước đức, có tâm tích phước thì ma quỷ cũng phải sợ, chẳng thế mà cổ nhân có câu: "Đức trọng quỷ thần kinh" đó sao. Cho nên, thay vì những kiêng kị không có cơ sở, mọi người nên làm điều thiện, tu tâm tích đức, mở rộng tấm lòng bi mẫn tới khắp pháp giới chúng sinh. 

Tham khảo:

TRẦM TUỆ: LAN TỎA NIỀM TIN - SẺ CHIA CHÂN THẬT

Thương Hiệu Bán Trầm Hương Đốt Vi Sinh Uy Tín Việt Nam

0977023696
article