Ý nghĩa mùa an cư kiết hạ 2023
Ý nghĩa của an cư kiết hạ là thời gian để cho chư tăng, ni ở yên một nơi thúc liễm thân tâm trau dồi giới đức, siêng tu Tam Vô Lậu học, đó là cơ duyên đưa đến Thánh quả, đó chính là duy trì mạng mạch Phật pháp
An cư kiết hạ là gì?
Thời tại thế, Đức Phật cùng Tăng đoàn không ở cố định một chỗ, mà đi khắp nơi để hoằng pháp độ sanh, nên ba tháng mùa mưa việc đi lại khó khăn. Vào ba tháng này là mùa côn trùng sinh sôi nảy nở, việc đi lại sẽ dễ dẫm đạp côn trùng, thời tiết khắc nghiệt, đường sá bùn sình lầy lội, ngập nước khó đi, không có nơi trú ngụ khi mưa gió trên đường khất thực, du hóa….
Do đó Đức Phật phải khai phương tiện “Cấm túc an cư”, trong thời gian an cư qua 3 tháng mùa mưa, chư Tăng Ni không được đi đây kia, phải ở một chỗ kiết giới, nỗ lực tu học suốt trong ba tháng hạ, vừa tăng trưởng lòng từ bi, vừa không phạm giới Sát. Trừ những trường hợp đặc biệt như Cha mẹ, Thầy tổ mất, bản thân bị bệnh nặng,…
Mùa an cư kiết hạ vào tháng mấy?
Mùa an cư kiết hạ bắt đầu từ ngày rằm tháng 4 đến ngày rằm tháng 7 hàng năm (ngày 15/04 âm lịch đến ngày 15/07 âm lịch).
Ý nghĩa mùa an cư kiết hạ
Ba tháng an cư kiết hạ là thời gian để chư Tăng, Ni thúc liễm tu hành, trau dồi tam vô lậu học Giới - Định - Tuệ, tinh tấn tu đạo nghiệp.
1196 hành giả Tăng Ni Thiền viện Thường Chiếu an cư (19/05/2019)
Trong ba tháng hạ chư Tăng, Ni ở tại tu viện nơi mình đang ở hoặc tập trung tại một tu viện khác để an cư. Đây là cơ hội trao đổi kinh nghiệm tu tập, học hỏi giáo lý thâm sâu của Phật, trau dồi giới đức, cố gắng tu thật tinh tấn, luôn luôn tỉnh giác. Nhờ công đức đó mà trí tuệ tăng trưởng, nhằm thành tựu đạo quả giải thoát, làm nơi nương tựa cho đời, nâng cao năng lực hoằng hóa, rộng mở con đường lợi sinh. Đầy đủ giác ngộ, từ bi và giải thoát mới xứng đáng là đệ tử chân chính của Phật.
Chư Ni tại Thiền viện Trúc Lâm Trí Đức
Cúng dường an cư kiết hạ đúng pháp
Hàng Phật tử tại gia dựa trên tinh thần hộ trì Tam bảo, học tập Phật pháp để tiến tu và vun trồng công đức, phước báo làm nền tảng cho an lạc hạnh phúc đời này và đời sau. Đây là trách nhiệm mạng mạch đối với Tam Bảo phải hết lòng trợ duyên, tạo điều kiện thuận để chư Tăng, chư Ni yên tâm tập trung cho việc tu tập của mình. Kẻ góp công, người góp của, tùy theo khả năng hiện có của mình mà cúng dường. Điều này là dịp tốt để hàng Phật tử gieo trồng ruộng phước thông qua việc cúng dường, đặc biệt là cúng dường hương. Sau đó phát tâm quy hướng về Tam Bảo. Đây là bổn phận của hàng Phật tử, hộ trì Chánh pháp.
Ngày tự tứ cũng chính là ngày xá tội vong nhân, do đó với công đức cúng dường mùa an cư kiết hạ này tất cả mọi người hồi hướng công đức cho cha mẹ đã quá vãng, hương linh cửu huyền thất tổ, oan gia trái chủ, nương theo công đức này được siêu sanh, sinh về cõi lành. Đồng thời cầu cho cha mẹ, thân bằng quyến thuộc còn tại thế được sống an vui trong Chánh pháp, lòng tin nhân quả càng sâu, tâm từ đối với chúng sanh ngày càng được tăng trưởng.
Là Phật tử, chúng ta hãy luôn ghi nhớ lời Phật dạy để hằng ngày tu niệm, tinh tấn tu hành, luôn hộ trì Tam Bảo để Chánh pháp mãi còn lưu danh. Đó là nhiệm vụ của toàn thể Phật tử tại gia, là tư lương cho bản thân mình trên con đường giải thoát giác ngộ.
Nam Mô Phật Bổn sư Thích Ca Mâu Ni!
Tham khảo:
- Lời giáo huấn mùa an cư kiết hạ của Hòa thượng Thích Thanh Từ
- Hiếu hạnh trong đạo Phật
- Tháng 7 có phải là tháng cô hồn?
- Ý nghĩa ngày lễ Vu Lan và bài tụng lễ Vu Lan 2021
- Hướng dẫn cách chuẩn bị mâm cỗ cúng Rằm tháng 7, cúng cô hồn đầy đủ nhất
TRẦM TUỆ: LAN TỎA NIỀM TIN - SẺ CHIA CHÂN THẬT
Thương Hiệu Bán Trầm Hương Đốt Vi Sinh Uy Tín Việt Nam